Cơ hội thay đổi ngành nuôi cá tra

Các quy định mới về giám sát tại chỗ (trang trại và nhà máy chế biến) đối với cá da trơn của Mỹ vừa ban hành khiến nhiều người lo ngại con cá tra Việt Nam bị đẩy vào thế “mắc cạn” tại thị trường này. Việt Nam đang tiếp tục gửi các ý kiến phản đối chương trình này đến phía Mỹ.

ngành nuôi cá tra
Ngành nuôi cá tra xuất khẩu tại An Giang. Ảnh: Thuận Hải

Tuy nhiên, ở góc độ khác, nhiều ý kiến cho rằng tại sao chúng ta phải lo lắng, nếu thực hiện tốt quy trình nuôi và chế biến cá tra?

Vì sao phải lo lắng?

Như Dân Việt đã thông tin, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ban hành các quy định mới đối với những nhà cung cấp cá da trơn, trong đó yêu cầu tiến hành thanh tra tại chỗ các trang trại và các nhà xưởng chế biến đối với cả những nhà sản xuất trong và ngoài nước (hầu hết từ Việt Nam), nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn đồng nhất.

Trao đổi với Dân Việt sau quyết định của USDA, ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, vấn đề này đã gây tranh cãi trong nhiều tháng qua, không chỉ giữa các nước xuất khẩu với nước nhập khẩu mà còn ngay trong nội bộ Chính phủ Mỹ. Theo ông Hòe, ngay từ đầu, VASEP đã có ý kiến phản đối chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ. Các ý kiến phản đối sẽ tiếp tục được gửi đến USDA, Bộ NNPTNT Việt Nam và các cơ quan chức năng có liên quan.

Theo ông Hòe, VASEP lo ngại chương trình này sẽ trở thành rào cản thương mại phi thuế quan, cản trở hoạt động xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam vào Mỹ. Trong khi đó, sản phẩm này đã được thị trường Mỹ chấp nhận trong nhiều năm qua. Năm 2014, cá tra Việt Nam xếp thứ 6 trong top 10 loài thủy sản được yêu thích nhất tại Mỹ với lượng tiêu thụ khoảng 0,31kg/người/năm.

Ông Nguyễn Hữu Nguyên - Chủ nhiệm Hợp tác xã Thủy sản Châu Phú (xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, An Giang) thì cho rằng, vấn đề người Mỹ quan tâm là vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu. Những vấn đề này cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn hộ nuôi cá tra tại Việt Nam những năm qua. Hiện cá tra Việt Nam cũng đã có được những chứng nhận an toàn của Mỹ như BAP, USDC, hay các chứng nhận ASC, GlobalGAP, ISO... của châu Âu. “Từ cuối năm tới, người nuôi cá tra trong nước còn phải áp dụng VietGAP, là bộ tiêu chí thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam. Trong khi có hàng loạt các yêu cầu trong nuôi trồng mà người nuôi phải tuân thủ thì phía đầu ra, thị trường tiêu thụ vẫn rất khó khăn” - ông Nguyên nói.

Phải chú trọng an toàn thực phẩm

Ông Trần Văn Hùng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Hùng Cá (Đồng Tháp) cho biết, hiện công ty của ông chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cá tra sang châu Âu. Theo ông, việc Mỹ ban hành chương trình kiểm tra cá da trơn là chuyện bình thường, vì hiện sản phẩm của Việt Nam muốn xuất khẩu vào thị trường của họ theo quy định, họ có quyền kiểm tra. “Nếu doanh nghiệp sản xuất đã đảm bảo các tiêu chuẩn, thì vấn đề kiểm tra cũng chỉ là thủ tục, chẳng đáng lo ngại”- ông Hùng nói.

Theo ông Phạm Anh Tuấn – nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NNPTNT), chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ đã được thông báo trước, nên vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này là cần phải xem lại thật kỹ các điều kiện của họ. Từ đó, có thể biết được các tiêu chuẩn của họ đưa ra có khác biệt so với tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt và các tiêu chuẩn chế biến hay không để kịp thời đối phó. “Việc thanh tra của các thị trường nhập khẩu như Mỹ và các nước khác tiến hành có thể đưa ra rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau, nhưng chủ yếu là tập trung vào 2 vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm và môi trường” - ông Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn, thị trường Mỹ đã giảm lượng nhập khẩu cá da trơn của Việt Nam so với trước đây, chỉ còn chiếm khoảng hơn 20% sản lượng. Thay vào đó là các thị trường mới như Hàn Quốc, Nhật Bản ngày càng nhập khẩu số lượng lớn cá da trơn của Việt Nam. Ông Tuấn cũng cho rằng, việc thanh tra của Mỹ ở các nước nhập khẩu cũng rất tốn kém, nên dù Chính phủ Mỹ phê duyệt, nhưng sẽ vẫn gặp phản đối ở ngay trong nước, nên chưa chắc chương trình đã được thực hiện.

Một số ý kiến thì cho rằng, việc bị đẩy vào tình thế “một cổ nhiều tròng”, cá tra Việt Nam sẽ phải trở mình, sắp xếp lại sản xuất và chế biến, tiêu thụ. Theo ông Nguyên, người Mỹ đòi hỏi người Việt Nam nuôi cá theo như cách nuôi cá của người Mỹ là vô lý, vì điều kiện tự nhiên của hai nước không giống nhau. Tuy nhiên, cách đây hơn 10 năm, cá tra mang lại lợi nhuận lớn nên đã phát triển ào ạt ở các tỉnh ĐBSCL, kéo theo các hệ lụy về môi trường, kháng sinh, diện tích vượt quy hoạch… Đây là những vấn đề mà hiện nay, ngành nuôi trồng, chế biến cá tra Việt Nam phải sắp xếp lại.

Thực tế, với việc triển khai Nghị định 36 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, việc sản xuất, chế biến cá tra trong nước hiện đã cải thiện nhiều. Việc thanh tra tại chỗ của Mỹ do đó sẽ buộc các doanh nghiệp và người nuôi còn lơ là phải tăng cường hơn nữa các biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Kiểm tra là việc bình thường

Ông Dương Tiến Thể - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, không chỉ có thị trường Mỹ mà các nước nhập khẩu sản phẩm cá da trơn của Việt Nam khác cũng vẫn tiến hành kiểm tra như EU, Nhật, Nga... Hiện tại, đoàn kiểm tra của Nga cũng đang tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp xuất khẩu tại TP. HCM.

Theo ông Thể, thông thường họ kiểm tra các vấn đề về thú y, dịch bệnh, quy trình nuôi VietGAP, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật và việc thực hiện các quy định này của các doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện Việt Nam cũng tiến hành kiểm tra các nước xuất khẩu vào Việt Nam. Do đó, việc các nước nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam tiến hành thanh tra, kiểm tra cũng là việc bình thường. Phương Vy

Báo Dân Việt, 03/12/2015
Đăng ngày 04/12/2015
Thuận Hải - Thanh Xuân
Kinh tế

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 16:41 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 16:41 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 16:41 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 16:41 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 16:41 24/04/2024