Triển khai Quy hoạch Trung tâm nghề cá lớn tại Kiên Giang

Ngày 02/12/2015 tại Kiên Giang, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Hội đồng thẩm định Dự án Quy hoạch chi tiết, phân khu chức năng Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Anh Nhịn chủ trì. Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tùng thay mặt liên danh tư vấn trình bày báo cáo tại hội nghị.

quy hoạch nghề cá

Kiên Giang là cửa ngõ hướng ra biển Tây của các tỉnh vùng ĐBSCL, có ranh giới biển giáp các nước trong khối ASEAN, có biên giới trên bộ giáp Campuchia  với cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, có nhiều thuận lợi  phát triển,  trao đổi thương mại cả đường bộ, đường biển, đường hàng không với các nước trong khu vực và thế giới. Kiên Giang  có vị trí thuận lợi  phát triển thủy sản, là tỉnh trọng điểm đối với nghề cá vùng biển Tây Nam Bộ và cả nước. Năm 2014 tổng sản lượng thủy sản Kiên Giang đạt 636.170 tấn, trong đó sản lượng khai thác hải sản đạt 463.090 tấn chiếm  16% tổng sản lượng cả nước;  tổng số tàu thuyền là 10.880 chiếc với tổng công suất trên 1,8 triệu CV, trong đó đội tàu công suất trên 90 CV khai thác xa bờ  hơn 4.180 chiếc và 282 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá.

Đầu tư Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ là đầu tư  một khu công nghiệp thủy sản, một tụ điểm thu hút  kỹ thuật, công nghệ, tài chính nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất thủy sản trên vành đai kinh tế Vịnh Thái Lan, nối liền BangKok-Phnompenh-Hà Tiên-Cà Mau.

Sau khi UBND tỉnh có văn bản số 159/UBND-KTCN ngày 10/02/2015 về việc xin chủ trương của Chính phủ xây dựng Trung tâm nghề cá tại tỉnh Kiên Giang và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Công văn số số 537/TTg-KTN ngày 16/4/2015. Ngay sau đó văn phòng UBND tỉnh đã có Thông báo số 267/TB-VP ngày 19/5/2015 về kết luận của Chủ tịch UBND lựa chọn xã Tây Yên A, huyện An Biên là Trung tâm nghề cá lớn của tỉnh gắn với ngư trường Tây Nam Bộ.

Địa điểm được chọn đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” trong đó có tiêu chí cảng cá động lực thuộc trung tâm nghề cá lớn và được lựa chọn xây dựng Trung tâm nghề cá lớn và văn bản số 7787/BNN-TCTS ngày 22/9/2015 về việc hướng dẫn một số nội dung liên quan đến lập quy hoạch và triển khai xây dựng các Trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm cho giai đoạn 2016-2020.

Đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ là nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế thủy sản, là một giải pháp đột phá thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa lĩnh vực khai thác hải sản xa bờ, hợp lý hóa khai thác hải sản ven bờ. Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang không chỉ đáp ứng nhu cầu cập cảng, cất bến, neo đậu, thương mại thủy sản cho các tàu cá Kiên Giang và các tỉnh trong vùng, mà còn góp phần tích cực phát triển kinh tế toàn khu vực biển Tây Nam Bộ, cả vùng ĐBSCL và vòng cung vành đai kinh tế biển vịnh Thái Lan. 

Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ được hình thành trên cơ sở nâng cấp cảng cá Tắc Cậu gắn với khu công nghiệp Tắc Cậu và đầu tư xây mới cảng cá động lực và khu công nghiệp thủy sản tại bờ tả sông Cái Lớn thuộc xã Tây Yên A, huyện An Biên với các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ. Đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang là động lực thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế thủy sản và kinh tế biển vùng Tây Nam bộ. Đây cũng là địa bàn tập trung các nguồn lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tài chính, tập trung các doanh nghiệp tạo nên các bước đột phá phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản.

Việc thực hiện triển khai dự án là cần thiết và sẽ mang lại các hiệu ứng tích cực trong phát triển ngành thủy sản và phát triển kinh tế biển của tỉnh Kiên Giang và toàn vùng Tây Nam Bộ.

Fistenet, 04/12/2015
Đăng ngày 05/12/2015
ThS. Đặng Văn Cường (Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản)
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:24 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:24 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:24 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:24 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:24 25/04/2024