Lợi nhuận giảm mạnh nhưng vẫn dồn dập M&A

Mục tiêu chung của hầu hết các doanh nghiệp thủy sản khi tiến hành mua bán và sáp nhập (M&A) là mở rộng ngành hàng hoặc xây dựng chuỗi sản xuất khép kín. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh doanh sụt giảm, nếu không có sự tính toán kỹ, các hoạt động M&A có thể sẽ mang đến rủi ro không nhỏ về mặt tài chính cho các công ty này.

tôm sú
Dù tình hình kinh doanh không thuận lợi, nhiều doanh nghiệp thủy sản vẫn mở rộng kinh doanh thông qua việc mua bán, sáp nhập. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kinh doanh khó khăn

Quí 3 tiếp tục là quãng thời gian kinh doanh khó khăn đối với nhóm các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên sàn. Bối cảnh chung khá ảm đạm khi xuất khẩu thủy sản chín tháng đầu năm của cả nước chỉ đạt 4,69 tỉ đô la Mỹ, giảm 17,8% so với cùng kỳ, trong đó giá trị xuất khẩu vào các thị trường chủ lực đều giảm mạnh như: Mỹ giảm 30%; Nhật Bản giảm 11%; Hàn Quốc giảm 12%.

“Vua tôm” Minh Phú (MPC) mặc dù đã chính thức rời sàn HSX từ cuối quí 1 năm nay nhưng những thông tin về doanh nghiệp này vẫn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Riêng trong quí 3-2015, MPC đạt doanh thu thuần 3.680 tỉ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước; lãi ròng trong kỳ đạt 56 tỉ đồng, giảm 72% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung chín tháng đầu năm, doanh thu thuần của MPC giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận gộp giảm 47% khiến lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là hơn 48 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 778 tỉ đồng. Khoản lợi nhuận khác đột biến (gần 72 tỉ đồng) giúp MPC mang về 12,5 tỉ đồng lãi sau thuế, giảm 98% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện chưa đến 1% kế hoạch năm (1.415 tỉ đồng). Tính đến cuối kỳ, hàng tồn kho của công ty này cũng tăng mạnh 26% so với đầu năm, lên mức 5.637 tỉ đồng.

Trong khi đó, một “đại gia” khác trong ngành thủy sản là Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) cũng có lợi nhuận ròng trong quí 3 giảm sâu so với cùng kỳ (-76%). Lũy kế chín tháng, HVG đạt 12.906 tỉ đồng doanh thu thuần, tăng gần 20% so với cùng kỳ nhưng lãi ròng chỉ đạt 64,4 tỉ đồng, giảm 81,2%.

Với kết quả này, HVG mới chỉ hoàn thành được 64,5% kế hoạch doanh thu và 20,1% kế hoạch lợi nhuận trước thuế trong năm nay. Có hai nguyên nhân khiến lợi nhuận của HVG sụt giảm sâu: (1) doanh thu tài chính lao dốc trong khi chi phí tài chính tăng mạnh. Chỉ tính riêng trong quí 3, doanh thu tài chính đạt chưa đầy 14 tỉ, giảm gần 82% so với cùng kỳ trong khi chi phí tài chính tăng vọt 175% lên 182 tỉ đồng; (2) Chi phí bán hàng tăng mạnh. Chín tháng đầu năm 2015, HVG chi cho hoạt động bán hàng lên đến 410 tỉ đồng, tăng hơn 35 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí lưu kho, giao nhận, vận chuyển nội địa lên đến 118,5 tỉ đồng trong khi cùng kỳ chỉ 27 tỉ đồng nên dù nỗ lực tiết giảm các chi phí khác như chi phí quảng cáo, khuyến mãi, vận chuyển... nhưng tổng chi phí bán hàng vẫn tăng cao.

Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) cũng có kết quả kinh doanh kém khả quan khi lợi nhuận riêng trong quí 3 chỉ đạt 76 tỉ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế chín tháng đầu năm, doanh thu của VHC tăng nhẹ 8,2% nhưng lợi nhuận trước thuế giảm tới 38,6%, chỉ còn 307 tỉ đồng, chủ yếu do chi phí tài chính tăng mạnh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp khác như AGF, ATA, VNH cũng báo lỗ trong quí 3. Điểm sáng trong ngành đến từ Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC) với mức lãi ròng riêng trong quí vừa qua đạt 44,5 tỉ đồng, tăng 171% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân lợi nhuận tăng trưởng là do trong kỳ giá nguyên liệu giảm mạnh, công ty được bồi thường thiệt hại và hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Lũy kế chín tháng đầu năm 2015, FMC lãi ròng 77 tỉ đồng, tăng gấp gần hai lần so với cùng kỳ, tương đương EPS chín tháng đạt 3.845 đồng.

Dồn dập các kế hoạch M&A

Mặc dù tình hình kinh doanh không mấy thuận lợi nhưng những đại gia thủy sản vẫn không ngừng các kế hoạch mở rộng thông qua hoạt động M&A. MPC đang đẩy mạnh các thương vụ trong lĩnh vực logistics cảng biển bằng cách mua lại vốn góp của cổ đông hiện hữu, tăng nắm giữ lên mức 50% tại cảng Minh Phú Hậu Giang. Vào đầu tháng 7 vừa qua, MPC cũng đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư cùng Gemadept thành lập Công ty cổ phần Mekong Logistics với vốn 670 tỉ đồng.

Trong khi đó, HVG tiếp tục thâu tóm cổ phần tại một loạt các doanh nghiệp khác như Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng VTF (hiện đã nắm giữ hơn 90%), Thực phẩm Sao Ta (53,5%), Agifish (79,5%)... Việc gia tăng thâu tóm các công ty và đẩy mạnh tham gia liên doanh liên kết (HVG đang giữ cổ phần chi phối 12 công ty bên cạnh tám công ty liên doanh liên kết khác) khiến sức ép nguồn vốn đầu tư và kinh doanh cho HVG ngày càng lớn. Trong chín tháng đầu năm nay, HVG đã tăng mạnh vay ngắn hạn từ mức hơn 5.440 tỉ đồng vào thời điểm đầu năm, lên mức 11.080 tỉ đồng vào cuối quí 3, khiến chi phí tài chính tăng vọt lên mức 350 tỉ đồng.

VHC cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Sau thương vụ chi 360 tỉ đồng mua toàn bộ cổ phần tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất nhập khẩu Vạn Đức Tiền Giang, hồi năm 2014, VHC tiếp tục chào mua công khai 32,72% vốn của Công ty Thủy sản Cửu Long do SCIC sở hữu vào tháng 8 năm nay. Nếu giá chào mua bằng mệnh giá thì VHC sẽ phải chi khoảng 26 tỉ đồng cho thương vụ này. Nguồn để chào mua được công ty cho biết lấy từ lợi nhuận giữ lại tại thời điểm ngày 31-12-2014 (lợi nhuận chưa phân phối cuối năm 2014 của VHC là 725 tỉ đồng).

Mục tiêu chung của hầu hết doanh nghiệp khi tiến hành M&A là ngoài việc củng cố cũng như bành trướng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh tạo thành chuỗi giá trị khép kín thì còn nhằm mở rộng ngành hàng, lĩnh vực hoạt động để gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh doanh sụt giảm như chín tháng vừa qua, nếu không có sự tính toán kỹ, các hoạt động M&A có thể sẽ mang đến rủi ro không nhỏ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp ngành thủy sản.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 04/12/2015
Đăng ngày 05/12/2015
Bình An
Doanh nghiệp

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:00 19/04/2024

Bật mí những ưu điểm vượt trội khi xem giá thủy sản tại Farmext App

Hiểu được nỗi lo của người nuôi tôm về biến động giá cả hằng ngày, Farmext App cung cấp giải pháp cập nhật thông tin giá cả đa dạng, đầy đủ cho tất cả các loài thủy hải sản trên khắp các tỉnh thành.

Xem giá tại Farmext
• 08:00 10/04/2024

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 15:11 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 15:11 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:11 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:11 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:11 20/04/2024