Câu cá trê giữa đường phố mưu sinh

Lâu nay, người ta cứ tưởng muốn câu được cá phải vác cần câu ra “ngồi đồng” ở ngoài sông hay bờ suối, nhưng khó ai mà hình dung nổi “thợ câu” chỉ cần ngồi trên miệng cái cống hộp thoát nước trên vỉa hè cũng... câu được cá(?).

thợ câu tác nghiệp
"Thợ câu” Nguyễn Quốc Minh đang “tác nghiệp” qua khe hở của miệng ống cống thoát nước trên đường Cách Mạng Tháng Tám (phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa, Đồng Nai).

Dụng cụ câu cá vỉa hè rất đơn giản chỉ là lưỡi câu gắn sợi dây cước dài 5m và cái bình nhựa để cột và cuộn sợi dây cước. Mồi câu cá trê bắt buộc phải là trùn hổ.

Anh “thợ câu” Nguyễn Quốc Minh (45 tuổi, nhà ở khu phố 2, phường Quang Vinh, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) tiết lộ, mỗi ngày anh đi câu cũng được từ 4-5kg cá trê. Có ngày may mắn câu “dính” được một con cá trê phi cân nặng tầm 3kg cũng có. Giá bán tại chợ cá Biên Hòa dao động từ 40.000- 60.000 đồng/kg, tùy theo từng loại cá trê lớn - nhỏ.

trùn hổ
Để câu “dính” được con cá trê chỉ dùng duy nhất mồi là trùn hổ.

Cũng theo lời anh Minh chia sẻ thì địa bàn “mần ăn” của dân câu chủ yếu là ở mấy cái ống cống thoát dọc theo trên đường Cách Mạng Tháng Tám (phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa). Bởi vì các đường ống thoát nước này đều thông thẳng ra phía bờ sông Đồng Nai cách đó khoảng 300m, nên cá trê tự nhiên theo con nước lớn, nước ròng ngoài sông chạy ra, chạy vào đường cống khá nhiều.

Kinh nghiệm 4 năm trong nghề câu cá trê trên cạn, anh Minh cho biết thêm thì sau mỗi cơn mưa lớn thì dưới đáy ống cống cá trê từ ngoài sông bơi về tụ tập nhiều lắm. Dòng nước lúc này đục ngầu, chỉ cần ngồi gắn mồi vào lưỡi câu rồi thả sợi dây cước xuống đáy cống thì tha hồ “bội thu” cá trê. Thời điểm lý tưởng nhất cho “dân câu” ngồi miệng cống “thả câu” là độ từ 14h đến 17h chiều hằng ngày.

con cá trê nhỏ
Một con cá trê nhỏ 400 gram vừa bị “thợ câu” Minh giựt dính được.

Hiện nay, “đội quân” câu cá trê chỉ có khoảng 4-5 người, nhưng tất cả mọi người đều xác định nghề này “vui là chính” chứ không ham bám cái nghề này để kiếm sống vì số lượng cá ngày càng giảm sút, không ổn định...

Pháp luật TPHCM/Tiền phong, 06/12/2015
Đăng ngày 07/12/2015
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:01 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 10:01 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 10:01 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 10:01 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 10:01 19/04/2024