Mô hình mới trong kiểm soát mầm bệnh WSSV

Nghiên cứu đang thực hiện tại một trại giống ở Mozambique đã chứng minh khả năng phát triển miễn dịch thu được/miễn dịch đặc hiệu đối với virút hội chứng đốm trắng ở tôm.

tôm đốm trắng

Trang trại Aquapesca ở Mozambique, đông nam châu Phi, đang tiến hành sản xuất tôm sú chất lượng cao. Sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi vi-rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) trong năm 2011, Aquapesca và một nhà sinh học người Pháp đã bắt đầu một dự án nghiên cứu mang tên FAMA để kiểm soát các tác nhân gây bệnh.

Sau ba năm nghiên cứu, các kết quả đã chứng minh khả năng tăng cường miễn dịch đối với bệnh đốm trắng cho tôm - thêm một phương tiện kiểm soát bệnh tiềm năng mới.

Tăng cường miễn dịch

Hiện nay, các trại giống thường tập trung vào việc sử dụng các biện pháp an toàn sinh học và chọn giống bố mẹ sạch bệnh. Tuy nhiên, gần đây, kết quả thu được là rất thú vị với các chủng kháng thuốc được lựa chọn thông qua thuần hóa.

Ý tưởng FAMA hiện nay là kích hoạt hệ thống miễn dịch bẩm sinh của hậu ấu trùng tôm (postlarvae) bằng cách áp dụng nghiêm ngặt các thông số của nước trong quá trình điều trị, cường độ và thời gian, với sự hỗ trợ thứ cấp cảu chất kích thích miễn dịch (immunostimalants).

Thực nghiệm chính: cấy nhiễm có kiểm soát, điều trị

Thực nghiệm chính đầu tiên tạo lập các khả năng lây nhiễm cho tôm hậu ấu trùng một cách có kiểm soát và chứng minh hiệu quả của việc áp dụng điều trị. Một số bể nuôi ấu trùng, mỗi bể chứa 30.000 hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon postlarvae) từ cùng một lô, được tiêm WSSV, và áp dụng phương pháp điều trị mới. Một số bể nuôi tôm hậu ấu trùng khác không áp dụng biện pháp điều trị cũng được tiêm WSSV cùng lúc.

17 ngày sau khi tiêm WSSV, tôm trong bể có áp dụng biện pháp điều trị bệnh cho thấy, tỷ lệ sống trên 80%, trong khi các bể nuôi còn lại có tỉ lệ sống 0%. Tỷ lệ sống 0% này là không đáng ngạc nhiên, chỉ ra rằng Mozambique WSSV là đặc biệt nguy hiểm.

Thực nghiệm thử thách sức đề kháng

Ba mươi ngày sau khi tiêm WSSV lần đầu, hậu ấu trùng tôm đã qua điều trị được tiêm WSSV một lần nữa bằng cùng phương pháp đã áp dụng trong thực nghiệm chính. Đồng thời, một bể nuôi khác từ cùng lô sản xuất hậu ấu trùng tôm ban đầu chưa bao giờ tiếp xúc với WSSV cũng được cấy nhiễm và không sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào.

Nhóm hậu ấu trùng đã được điều trị sống sót sau đợt cấy nhiễm WSSV đầu tiên trong thực nghiệm chính cho thấy không có dấu hiệu lâm sàng nhiễm WSSV và không có hiện tượng chết sau 7 ngày. Trong khi đó, tôm trong bể nuôi không áp dụng biện pháp điều trị thì một lần nữa chết 100%.

Thực nghiệm cảm nhiễm thứ 2 này đã chứng minh hậu ấu trùng đã có sức đề kháng với WSSV.

Các triển vọng

Những kết quả đáng kinh ngạc này có thể được giải thích bởi quá trình kích thích hệ thống miễn dịch bẩm sinh của tôm thông qua các thụ thể toll và protein hỗ trợ được tạo ra do sự có mặt của WSSV ở thời điểm điều trị ban đầu. Kết quả này dẫn đến việc giống như là hệ thống miễn dịch của tôm đã thu được một dạng ghi nhớ, ngăn chặn sự xâm nhập trở lại của mầm bệnh ở giai đoạn sau đối với hậu ấu trùng tôm/postlarvae đã được điều trị.

Các tác giả hiện đang nghiên cứu về các giả thuyết cho rằng hệ thống miễn dịch bẩm sinh của tôm – và có lẽ là cả các động vật không xương sống khác – (?) có thể được kích hoạt để ghi nhớ các dấu hiệu của tác nhân gây bệnh với chức năng tương tự và giống như sự thích nghi xảy ra ở động vật có xương sống.

Các thành viên dự án FAMA tin tưởng rằng nếu những kết quả sơ bộ được xác nhận bởi các thực nghiệm mới thì đó có thể là một cuộc cách mạng to lớn trong việc kiểm soát không chỉ bệnh đốm trắng (WSSV), mà còn mọi loại tác nhân gây bệnh đối với nuôi tôm. Khả năng sản xuất tôm hậu ấu trùng/postlarvae kháng với một bệnh cụ thể có tiềm năng đem lại lợi ích cho toàn ngành công nghiệp nuôi tôm.

Khuyến Nông Việt Nam, 11/12/2015
Đăng ngày 11/12/2015
T.H
Nuôi trồng

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:55 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 11:55 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 11:55 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 11:55 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 11:55 25/04/2024