Thấp thỏm tôm hùm: Lo mất nghề

Bây giờ, mất đi điểm nuôi ở thôn Hải Giang, người nuôi tôm hùm lồng ở Nhơn Hải đang lo bấn lên vì không tìm được điểm nuôi mới.

tôm hùm
Nghề nuôi tôm hùm thương phẩm là cứu cánh thoát nghèo của người dân xã Nhơn Hải

Tôm hùm là loài hải sản có giá trị kinh tế cao được nuôi chủ yếu tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, nhiều vùng nuôi đang có nguy cơ xóa sổ, nuôi tự phát, dịch bệnh xảy ra...

Khu Du lịch Hải Giang đã được khởi công xây dựng tại thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) với diện tích gần 660 ha “tước” mất của người dân địa phương cái nghề đang ăn nên làm ra - nghề nuôi tôm hùm thương phẩm.

Cứu cánh thoát nghèo

Chính quyền địa phương lo lắng, nếu mất đi nghề nuôi tôm hùm, người dân lại phải đối mặt với nghèo khó. Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, trong 4-5 năm gần đây, nghề nuôi tôm hùm thương phẩm phát triển rất mạnh.

Trước đây, dân Nhơn Hải chỉ làm nghề đánh bắt tôm hùm giống. Sau đó một số hộ nghĩ ra nghề nuôi ủ tôm hùm để cung cấp cho người nuôi thương phẩm ở các tỉnh bạn. Họ mua tôm hùm giống, nuôi vài ba tháng rồi bán, kiếm được lãi cũng kha khá.  Nghe ngóng chuyện nuôi tôm hùm thịt ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ ở Nhơn Hải cũng đầu tư nuôi.

“Nhơn Hải được thiên nhiên ưu đãi, ban cho vùng biển cạn tại thôn Hải Giang, vùng biển này nằm sâu bên trong, không bị ảnh hưởng gió bão nên rất thuận lợi cho việc nuôi tôm hùm lồng. Do đó, suốt mấy năm gần đây người nuôi ở Nhơn Hải nuôi đâu trúng đó”, ông Tiến nói.

Từ một vài hộ nuôi ban đầu cho hiệu quả trông thấy, đến nay tại Nhơn Hải đã có 54 nhóm hộ nuôi tôm hùm thương phẩm, mỗi nhóm hộ nuôi từ 20 đến 30-40 lồng, mỗi lồng nuôi 100 con/vụ. Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư tiền tỷ vào những lồng tôm. Chính nhờ nghề nuôi tôm hùm lồng mà hàng trăm hộ dân ở đây thoát được cảnh nghèo khó, nhiều hộ vươn lên làm giàu, có hộ trở thành tỷ phú.

Ví như hộ ông Phạm Thành Thệ (SN 1957) ở thôn Hải Nam, người đã có thâm niên 8 năm nuôi tôm hùm thương phẩm. “Nhóm hộ nuôi tôm hùm của tui có 4 hộ nuôi chung, gồm gia đình tui và gia đình 3 đứa con trai cùng hùn vốn làm ăn. Năm ngoái, tôm bán có giá được 1,9 triệu đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nhóm hộ của tui lãi ròng được 1 tỷ đồng.

Năm nay thả nuôi 2.400 tôm giống, hao hụt dần còn sống được 1.800 con. Đến giờ này đã bán được 1.500 con, còn 300 con đã đạt trên 1 kg/con chưa bán, dù giá hạ chỉ còn 1.250.000 -1.350.000 đ/kg nhưng sau khi trừ chi phí, tính rốt ráo cũng còn lãi khoảng 500 triệu đồng”, ông Thệ chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho hay, toàn xã có khoảng 200 tàu đánh bắt hải sản lớn nhỏ, chủ yếu đánh bắt gần bờ với nghề bủa đêm. Doanh thu cả năm của 200 tàu cá này chỉ bằng một nửa so với doanh thu của nghề nuôi tôm hùm thương phẩm.

Lo sốt vó

Bây giờ, mất đi điểm nuôi ở thôn Hải Giang, người nuôi tôm hùm lồng ở Nhơn Hải đang lo bấn lên vì không tìm được điểm nuôi mới. Bởi ngoài vùng biển cạn tại thôn Hải Giang không còn điểm nuôi thuận lợi nào khác.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, ở thôn Hải Giang có thể nuôi tôm hùm lồng quanh năm, bão tố, biển động không gây ảnh hưởng. Còn các vùng biển khác đều sâu, vì đây là xã bãi ngang, chỉ cần gió cấp 7 cấp 8 là sóng trùm luôn cả bờ kè, các lồng nuôi tôm hùm không thể trụ nổi.

“Chỉ có vùng biển tại Hòn Khô là có thể nuôi tôm ủ trong vài tháng biển yên, nhưng ở đây không thể nuôi tôm thương phẩm với thời gian cả năm được.


Ngư dân Phạm Thành Thệ bức xúc vì lo mất nghề nuôi tôm hùm thương phẩm.

Năm 2004, gia đình tôi nuôi 15 lồng tôm ủ, gặp đợt gió bão lớn các lồng tôm đều bị sóng đánh văng ra biển, tôm thoát hết ra khỏi lồng, mất đứt số vốn lớn”, ông Tiến cho biết.

Cũng theo ông Tiến, theo chủ trương, đến cuối năm 2014 là các hộ nuôi tôm hùm thương phẩm tại thôn Hải Giang phải “giải tán”, để trả diện tích mặt biển lại cho khu du lịch.

Những hộ nuôi tôm ở đây như đang ngồi trên đống lửa. Bởi vốn liếng đã đầu tư cho nghề là quá lớn, giờ không nuôi được bỏ đi là kể như hàng đống của trôi tuột xuống biển.

Ngư dân Nguyễn Thanh Thệ, lo lắng: “Hiện nhóm hộ của 4 cha con tui đang có gần 100 lồng vừa nuôi tôm ủ vừa nuôi tôm thương phẩm. Chi phí làm mỗi lồng lớn mất 7 triệu đồng, lồng nhỏ cũng 3-4 triệu đồng/cái. Đó là chưa kể đến hàng tấn dây neo, dây dằn.

Những hộ nuôi tôm hùm thương phẩm ở đây ai đầu tư ít nhất cũng 700 triệu đồng, ai nhiều cũng 2 tỷ. Giờ mà giải tán nghề kể như mất đứt cả chì lẫn chài”.

“Vừa qua ngành chức năng có khảo sát 2 điểm, 1 là ở khu vực trước bờ đập và khu vực Hòn Khô. Nhưng theo kinh nghiệm của người dân địa phương, chúng tôi biết 2 điểm nuôi nói trên là bất khả thi, nuôi tôm hùm thương phẩm ở đây sẽ bị sóng “nuốt” hết. Nuôi tôm hùm đầu tư cao, không ai dám mạo hiểm “treo” tài sản của mình trước miệng sóng” - Ông Nguyễn Văn Tiến.

Nông Nghiệp Việt Nam, 16/12/2015
Đăng ngày 16/12/2015
Đình Thung
Nuôi trồng

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 22:12 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 22:12 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 22:12 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 22:12 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 22:12 25/04/2024