Phá nát rạn san hô ở Biển Đông, Trung Quốc cũng phải “lãnh” hậu quả

"Đây là một "tội xâm lược môi trường" mà hành vi của nó là gây ảnh hưởng nghiêm trọng trước mắt và lâu dài đến nghề cá khu vực Biển Đông"- PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nói.

tiến sĩ Hồi
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi

Trong bài trước, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đã lên án hành động của Trung Quốc phá nát các rạn san hô ở Biển Đông. PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cho rằng: “Các hành vi trên của Trung Quốc không chỉ làm thay đổi cấu trúc và chức năng tự nhiên vốn có của các bãi cạn, đá, rạn san hô và rạn san hô vòng (alton) ở quần đảo Trường Sa, mà còn "cắt đứt" mối liên kết sinh thái giữa quần đảo này với phần còn lại của Biển Đông”.

Bài này, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi sẽ nhấn mạnh hơn nữa vai trò của việc bảo vệ sinh thái biển, đồng thời cũng nêu bật những nỗ lực bảo vệ môi trường biển của cả thế giới, trong đó có các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, trái ngược với những lo lắng, đầu tư công sức bảo vệ môi trường biển cho nhân loại, cho thế hệ sau, không chỉ nhà cầm quyền Trung Quốc mà cả những người ngư dân Trung Quốc cũng tìm cách phá hủy những giá trị đó. Hay nói cách khác, Trung Quốc đang đi ngược lại nỗ lực bảo vệ môi trường của nhân loại. Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi với PV Infonet.

Thưa ông, bài trước ông đã nói về thực trạng xâm hại môi trường biển rất nặng nề, trong đó có hành động của Trung Quốc, vậy thế giới đã nỗ lực bảo vệ môi trường biển như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Để cứu lấy đại dương và giải quyết bài toán tác động của biến đổi khí hậu, các tổ chức trợ giúp kỹ thuật cho Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế phi chính phủ, cùng với các quốc gia trên thế giới đã có nhiều nỗ lực bước đầu. Khoảng 92 quốc gia biển, trong đó có Việt Nam đã ký Tuyên bố đại dương Manađô (Indonexia tháng 5-2009) về ‘Vai trò của đại dương trong thích ứng với biến đổi khí hậu’ gồm 21 điểm liên quan đến: vai trò của đại dương, các tác đông đến đại dương, tác động của biến đổi khí hậu đến đại dương và đại dương trong thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuyên bố Manila về ‘Quản lý tổng hợp vùng bờ biển và biến đổi khí hậu’ được 10 quốc gia biển Đông Á ký, trong đó có Việt Nam, tại Philippine tháng 11/2009. Tuyên bố 20 điểm này nhấn mạnh đến giải pháp lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu vào lập kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ biển khu vưc Đông Á và các quốc gia thành viên.Đặc biệt, tại Tp Rio de Janeiro năm 2012, cộng đồng đại dương thế giới, trong đó có Việt Nam đã thông qua Tuyên bố Đại dương Rio+20 về ‘Quan hệ giữa đại dương và khí hậu, giữa biến đổi đại dương và biến đổi khí hậu’.

Thực hiện Kế hoạch đại dương hậu Rio+20, các nhà khoa học đang nghiên cứu nhằm: tăng cường khả năng thu-giữ CO2 thừa tạo nhóm khí nhà kinh, gây hiệu ứng nóng lên toàn cầu và làm biến đổi khí hậu; tận dụng các ‘bẫy điạ tầng’ khi khai thác xong các mỏ biển/đại dương để bơm và chôn CO2 thừa ở bầu khí quyển. Các nỗ lực giảm thiểu khí nhà kính sẽ giảm tác động của biến đổi khí hậu đến đại dương và biển.

Ưu tiên của thế giới là thích ứng với biến đổi khí hậu và giải pháp công trình mềm trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường của đại dương. Coi việc đầu tư cho các hệ sinh thái vùng bờ biển (rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô ven bờ,…) là đầu tư cho cơ sở hạ tầng tự nhiên, là đầu tư cho tương lai. Quan điểm này rất phù hợp với khả năng chống đỡ thiên tai biển của một nước có nguồn lực hạn chế, nếu không sẽ chỉ là ‘lấy đũa chống Trời’.

Trong khi đó, Trung Quốc lại ra tay phá hoại môi trường biển, hành động này sẽ khiến thế giới, trong đó có Trung Quốc sẽ phải  gánh chịu hậu quả thế nào, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Việc làm này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các quốc gia ven Biển Đông, bao gồm chính Trung Quốc với số tiền ước tính khoảng 400 triệu đôla một năm.

Thực tế, tính đến cuối tháng 7/2015, Trung Quốc đã lấn biển, bồi đắp hơn 1.200 hecta tại các bãi, đá mà họ đang chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Điều này đã gây hủy hoại nhiều ngàn hecta rạn san hô và các hệ sinh thái biển nông khác để lấy làm vật liệu tôn tạo các "đảo nhân tạo" ở quần đảo Trường Sa. Phải mất hàng ngàn năm mới có thể tạo nên được.

Theo tôi, nếu Trung Quốc không dừng hoạt động khai phá và bồi đắp các bãi cạn thì thiệt hại còn tiếp tục tăng. Kéo theo là việc khai thác các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cũng như khai thác hải sản quá mức và mang tính hủy diệt, huỷ hoại hay xâm hại các hệ sinh thái ở vùng biển quan trọng này của thế giới. Trung Quốc phải chấm dứt những hành động xâm hại tới năng suất và đa dạng sinh học của các vùng biển trong Biển Đông từ việc làm sai trái của mình.

Không chỉ có các nước xung quanh Biển Đông và cả nhân loại sẽ phải chịu cảnh “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ” mà ngay cả Trung Quốc cũng phải hứng chịu những thiệt hại này.

Không chỉ có Việt Nam phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc xâm phạm hệ sinh thái biển, khoảng tháng 10/2015, một tổ chức phi chính phủ đã gửi đơn lên Liên Hợp Quốc đề nghị điều tra Trung Quốc phá hoại môi trường Biển Đông. Ông bình luận như thế nào về sự kiện này?

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi:  Theo tôi, đây là một phản ứng tất yếu và thực tế. Vì những hành vi thái quá của Trung Quốc ở Trường Sa làm thay đổi vị trí pháp lý và trạng thái tự nhiên của các thực thể tự nhiên với "thâm ý" về chủ quyền lâu dài.

Các tác động môi trường trong quá trình xây dựng các đảo nhân tạo, sự phá hủy cấu trúc và các chức năng tự nhiên vốn có của các rạn san hô ở đây,… 

Đây là một "tội xâm lược môi trường" mà hành vi của nó là gây ảnh hưởng nghiêm trọng trước mắt và lâu dài đến nghề cá khu vực Biển Đông.

Các hành vi này đã bị thế giới lên án trong thời gian vừa qua ở nhiều diễn đàn. Và nếu được Liên Hiệp Quốc quan tâm chấp nhận thì việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đánh giá quốc tế để minh bạch hóa các tác động do các hoạt động nói trên của Trung Quốc là cần thiết.

Xin cảm ơn ông!

Đầu tháng 10/2015, báo chí đồng loạt đưa tin, một tổ chức phi chính phủ đã đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) yêu cầu điều tra hoạt động cải tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở biển Đông, gây tác động tiêu cực đối với các nguồn tài nguyên biển.

Infonet, 21/12/2015
Đăng ngày 21/12/2015
Hồng Chuyên (thực hiện)
Kinh tế

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:50 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:50 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:50 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 20:50 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:50 19/04/2024