Chế biến và xuất khẩu thủy sản: Phát triển ồ ạt, hiệu quả thấp

Ngành Thủy sản đang có đóng góp chính vào kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta, nhưng năm 2015, xuất khẩu thủy sản không như kỳ vọng khi giảm cả về số lượng lẫn giá trị.

Nhà máy Đông lạnh Sông Gianh
Chế biến hải sản xuất khẩu tại Nhà máy Đông lạnh Sông Gianh. Ảnh: Như Ý

Nguyên nhân chủ yếu là các nhà nhập khẩu hạn chế mua, sản phẩm bị "vấp" phải những hàng rào kỹ thuật của các nước, nhiều sản phẩm vẫn còn tồn dư chất kháng sinh, các sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu nên phải qua trung gian dẫn tới giá trị thấp, sức cạnh tranh kém...

Nhà máy tăng nhanh, cạnh tranh hạn chế

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước đạt trên 6 tỷ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu giảm đáng kể ở các thị trường chính như: Nhật Bản giảm 13,36%; Hàn Quốc giảm 14%. Giảm mạnh nhất là thị trường Mỹ, chỉ đạt 1,06 tỷ USD, giảm 25,1%. Đặc biệt, vừa qua Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu từ tháng 3-2016 sẽ áp dụng quy định mới đối với nhà cung cấp sản phẩm cá tra là thanh tra, kiểm tra ở trang trại và xưởng chế biến của nhà cung cấp trong và ngoài nước Mỹ. Việc kiểm tra này sẽ tiến hành từng quý trong suốt 18 tháng thử nghiệm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), điều này sẽ gây khó khăn cho cá tra Việt Nam cũng như nhiều loại cá da trơn khác vì Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu thủy sản của Việt Nam, chiếm 19,7% tổng giá trị xuất khẩu, trong khi hoạt động sản xuất và chế biến thủy sản của ta còn nhiều bất cập. Hiện cả nước có 352 doanh nghiệp chế biến, trong đó có 265 cơ sở chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn; có 643 kho lạnh với tổng sức chứa khoảng 78.700 tấn.

Các nhà máy chế biến tăng ồ ạt, có trường hợp không theo quy hoạch phát triển thủy sản của địa phương, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong việc tranh mua, tranh bán nguyên liệu thủy sản để chế biến. Việc chưa có cơ chế để tạo ra sự liên kết, phối hợp giữa nhà sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nuôi các sản phẩm thủy sản chủ lực trong thời gian qua.

Quản lý các nhà máy chế biến còn khó khăn, đặc biệt là công tác quản lý việc xử lý nước thải. Nguyên nhân là đầu tư trang thiết bị xử lý nước thải quá lớn trong khi doanh nghiệp không đủ lực, lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn mỏng và không thực hiện thường xuyên dẫn đến tình trạng vi phạm ngày càng nhiều. Thị trường thủy sản nội địa chưa được quan tâm đúng mức so với thị trường xuất khẩu.

Hoạt động xúc tiến thương mại để giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam và mở rộng thị trường chưa được chú trọng, hiệu quả thấp. Các doanh nghiệp trong nước chưa chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và sức cạnh tranh kém. Việt Nam là nước có nhiều lô hàng xuất khẩu thủy sản bị cảnh báo nhiễm kháng sinh, chứa mầm bệnh và buộc bị trả về ở tất cả các thị trường. Tính từ năm 2014 đến nay đã có gần 32.000 tấn hàng thủy sản bị trả về.

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết: Số lượng các mặt hàng bị trả về không chỉ do nhiễm kháng sinh vượt chỉ tiêu cho phép mà còn do bao bì, nhãn mác không đúng tiêu chuẩn, bị rách, ghi sai quy cách, điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển không tốt... Điều này làm giảm uy tín của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Kiểm soát chặt chẽ khâu chế biến

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Ngọc Oai cho biết, trong ngành Thủy sản, khâu chế biến và xuất khẩu có vai trò quan trọng để nâng cao giá trị. Do vậy các địa phương cần quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản theo đúng quy hoạch, quản lý chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh của các nhà máy chế biến, đủ tiêu chuẩn mới cấp giấy phép kinh doanh, không để xảy ra tình trạng hàng loạt các nhà máy được thành lập nhưng hoạt động lại cầm chừng vì thiếu nguồn nguyên liệu hoặc không đủ tiềm lực tiếp tục sản xuất. Các nhà máy cần liên kết để thu mua nguyên liệu ổn định và hạ giá thành đầu vào để nâng cao sức cạnh tranh.

Các bộ, ngành cần phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát tốt việc sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản và bơm tạp chất vào sản phẩm để không tồn dư chất kháng sinh khi xuất khẩu. Hiện thị trường xuất khẩu thủy sản đang gặp khó, các doanh nghiệp cần năng động trong việc mở rộng thị trường mới sang các nước có tiềm năng, nhưng vẫn chú trọng ở thị trường Mỹ và Châu Âu.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, các doanh nghiệp nên tập trung vào nâng cao giá trị sản phẩm bằng việc chuyển giao công nghệ và tập huấn cho ngư dân về công tác bảo quản sau thu hoạch nhằm tránh tổn thất lớn; chú trọng tới vấn đề xây dựng thương hiệu để có thể bán trực tiếp sản phẩm, bớt khâu trung gian nhằm tăng giá bán. Đặc biệt, phải quan tâm tới khâu kiểm soát chất cấm trong sản phẩm thủy sản. Doanh nghiệp nào có đơn hàng bị trả về, nhắc nhở nhiều lần không sửa chữa, cần tịch thu giấy phép kinh doanh, không để ảnh hưởng tới uy tín sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. 

Hà Nội Mới, 23/12/2015
Đăng ngày 24/12/2015
Ngọc Quỳnh
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 11:01 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:01 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:01 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 11:01 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 19/04/2024