Loài động vật có khả năng "trường sinh bất tử"

Với khả năng tái sinh liên tục, thủy tức là loài động vật duy nhất không chịu ảnh hưởng của quá trình lão hóa.

thủy tức nước ngọt
Loài thủy tức nước ngọt có tên khoa học Hydra magnipapillata. Ảnh: Tiến sĩ David Plachetzki/Đại học California.

Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, Hydra là con quái vật nhiều đầu, có khả năng mọc thêm hai đầu mới cho mỗi chiếc đầu bị mất. Ngoài đời thực, loài vật mang tên gọi Hydra này cũng có sức sống dai dẳng. Một nghiên cứu mới chỉ ra thủy tức Hydra, hay ruột khoang nước ngọt, dường như có thể sống bất tử mà không lão hóa.

Theo Live Science, thủy tức là một nhóm động vật không xương sống trông giống những ống nhỏ với xúc tu vươn ra ở một đầu. Chúng chỉ dài khoảng 10 mm và ăn những động vật bé hơn sống dưới nước.

Thủy tức nổi tiếng với khả năng tái sinh. Theo tác giả nghiên cứu Daniel Martinez, nhà sinh học ở Đại học Pomova, California, Mỹ, phần lớn các tế bào cơ thể của loài này đều là tế bào gốc. Các tế bào có thể phân chia liên tục và khác với mọi loại tế bào trong cơ thể. Ở người, dạng tế bào này chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu phát triển phôi thai. Ngược lại, thủy tức thường xuyên trẻ hóa cơ thể với những tế bào mới.

Năm 1998, Martinez và đồng nghiệp công bố nghiên cứu mô tả họ không tìm thấy dấu hiệu lão hóa ở thủy tức trưởng thành trong 4 năm. Để phát hiện quá trình lão hóa, các nhà khoa học xem xét tỷ lệ tử vong và suy giảm khả năng sinh sản ở thủy tức lâu năm. Trong nghiên cứu năm 1998, họ không thể xác định khả năng sinh sản của thủy tức có suy giảm theo tuổi tác hay không.

Trong nghiên cứu mới công bố hôm 7/12 trên trang web Đại học Pomova, nhóm của Martinez tạo ra những hòn đảo thiên đường nhỏ cho 2.256 con thủy tức. Họ muốn cung cấp điều kiện sống lý tưởng cho loài vật. Mỗi cá thể ở trong một chiếc đĩa riêng, với nước thay ba lần một tuần và thức ăn là tôm biển tươi.

Sau 8 năm, các nhà nghiên cứu không tìm thấy dấu hiệu lão hóa ở thủy tức được nuôi. Tỷ lệ tử vong hàng năm giữ nguyên ở 1/167 con thủy tức, bất kể độ tuổi. Tương tự, số thủy tức có khả năng sinh sản vẫn ở mức 80%, trong khi 20% còn lại chịu ảnh hưởng từ điều kiện thí nghiệm. "Tôi tin chắc một cá thể thủy tức có thể sống bất tử trong điều kiện phù hợp", Martinez nói.

Trong môi trường tự nhiên, bệnh dịch, thú săn mồi và ô nhiễm nguồn nước thường giết chết thủy tức trước khi chúng đạt đến độ bất tử. Nghiên cứu thủy tức có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu lý do khiến phần lớn động vật lão hóa.

"Tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ truyền cảm hứng cho các nhà khoa học xem xét kỹ hơn về sự bất tử", Martinez chia sẻ.

Vnexpress, 24/12/2015
Đăng ngày 24/12/2015
Phương Hoa
Khoa học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 16:18 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 16:18 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 16:18 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 16:18 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 16:18 25/04/2024