Nô lệ thời hiện đại (K2): Xây dựng tính hệ thống

Câu chuyện của Seuy San ở kỳ 1 không phải là cá biệt. Ngành công nghiệp đánh cá Thái Lan được xây dựng trên chế độ nô lệ, với những người đàn ông thường bị đánh đập, tra tấn và đôi khi bị giết - tất cả để bắt cá tạp dùng nuôi tôm giá rẻ bán cho phương Tây.

lao động rời cảng
Những lao động người Myanmar rời cảng ở Mahachai sau khi đưa lên bờ số cá họ đã đánh bắt cho chủ tàu Thái.

Hình phạt phân thây

2 hàm răng của Myint Thein không có gì ngoài những mảnh vụn lởm chởm. “Đó là sự nhắc nhở đau đớn về những ngày tháng bị bán và đánh đập trên một thuyền cá Thái Lan” - Myint Thein nói. Ngư dân Myanmar 29 tuổi này còn mang một số “dấu ấn” khác về cuộc sống trên biển: 2 vết cắt sâu trên mỗi cánh tay, những ngón tay chai sạn méo mó như móng vuốt và các cơ mặt co giật. Trong suốt 2 năm, Myint Thein bị ép làm việc 20 giờ mỗi ngày như một nô lệ trên biển, bị trưởng tàu đánh đập thường xuyên trong khi được ăn chưa tới 1 đĩa cơm mỗi ngày. Trong một lần thuyền cập bến, anh đã phát hiện một cơ hội hiếm có để bỏ trốn.

Myint Thein cho biết trước đó 2 năm, anh đã trả tiền cho người trung gian để được đưa lậu qua biên giới vào Thái Lan làm công nhân. Sau một cuộc hành trình gian khổ qua những khu rừng rậm rạp, trên những con đường gập ghềnh và vượt sóng, cuối cùng Myint Thein đến Kantang, một bến cảng trên bờ biển Andaman phía Tây Thái Lan và anh bị bán cho một chủ tàu. “Khi nhận ra những gì đang xảy ra, tôi khẩn nài họ cho quay lại, nhưng họ không cho. Khi tôi cố gắng chạy thoát, họ đánh tôi và đập vỡ hết răng tôi” - Myint Thein kể. Cuộc sống trên tàu đầy bạo lực và không thể đoán trước. Các công nhân chỉ được cho ăn 1 đĩa cơm mỗi ngày. Họ phải ngủ ở những chỗ rất chật chội và có thể bị gọi dậy đánh cá bất kỳ lúc nào. Những người quá yếu không làm việc được sẽ bị ném xuống biển. Có nhiều nô lệ phải sống trên những chiếc tàu cá hàng năm trời, bị bán từ tàu này sang tàu khác. Trong 15 nô lệ được Guardian phỏng vấn, 10 người đã chứng kiến ít nhất một đồng nghiệp bị chủ tàu giết. Ei Ei Lwin kể: “Tôi đã nhìn thấy 18-20 người chết trước mặt mình. Một số bị bắn, người khác bị buộc vào đá và ném xuống biển. Thậm chí có người bị cột tay chân vào 4 con tàu rồi họ kéo toạc người anh ta ra”.

Cảnh sát là đối tác

Mặc dù công khai hứa hẹn sẽ làm sạch ngành công nghiệp này, nhiều quan chức Thái Lan từ cảnh sát địa phương cho đến các chính trị gia cấp cao và các thành viên của ngành tư pháp không chỉ nhắm mắt làm ngơ trước lạm dụng lao động nô lệ, mà thường còn đồng lõa. “Một lần tôi bị  cảnh sát chặn lại kiểm tra giấy phép lao động. Họ đòi 10.000 baht tiền hối lộ sẽ thả tôi ra. Tôi không có tiền và cũng không có ai bảo lãnh, nên họ đưa tôi đến một khu vực hẻo lánh, giao tôi cho một tên buôn người và sau đó tôi phải làm nô lệ lao động trên một tàu cá” - Ei Ei Lwin kể.

Một nhà môi giới cấp cao trong hệ thống này cho Guardian biết các chủ tàu gọi điện thoại cho ông để đặt hàng, nội dung gồm số người và số tiền. “Mỗi người có giá khoảng 25.000-35.000 baht. Các chủ tàu ứng tiền mua và sau đó người lao động phải làm việc để trả nợ” - người môi giới nói. Người này cho biết đã bán hàng ngàn người di cư vào Thái Lan trong 5 năm qua. Khi đưa người đi, họ phải qua nhiều trạm kiểm soát của cảnh sát và đều phải đưa hối lộ để đi qua. “Theo quan điểm của tôi, cảnh sát và các nhà môi giới đều là đối tác kinh doanh. Chúng tôi có cảnh sát làm việc ở cả 2 bên biên giới Thái Lan-Myanmar. Nếu có đủ tiền hối lộ, chúng tôi sẽ thoải mái chở người vượt biên vào Thái Lan”.

Giá các chủ tàu bỏ ra để mua lại những nô lệ lao động cực kỳ thấp. Có nghĩa họ không được coi là khoản đầu tư quan trọng, mà bị xem như “hàng dùng một lần”. Với những người di cư kỳ vọng Thái Lan sẽ mang lại cơ hội, thực tế hoàn toàn ngược lại. “Họ hứa hẹn sẽ cho tôi làm việc trong một nhà máy dứa. Nhưng khi tôi nhìn thấy những chiếc thuyền, tôi nhận ra mình đã bị đem bán... Tôi đã rất chán nản và muốn tự tử” -  Kyaw, một thanh niên Myanmar, nhớ lại.

Đối mặt các chính trị gia

Những tàu cá đánh bắt cá và động vật có vỏ cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế, trong đó có khoảng 350.000 tấn cá tạp mỗi năm, theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO). Cá tạp được lựa ra ở ngay trên biển và được tàu vận tải chở vào bờ, nơi chúng được xạy thành bột cá cho các công ty đa quốc gia như đại gia ngành thực phẩm CP để làm thức ăn nuôi tôm, lợn và gà. Sau đó, CP lại cung cấp cho các nhà bán lẻ và siêu thị toàn thế giới.

Guardian đã theo dấu 2 tàu chở cá tạp được đánh bắt bởi các tàu nô lệ và phát hiện chúng được bán cho 2 nhà máy cung cấp bột cá cho CP. CP từng tuyên bố rằng họ sẽ dùng sức mạnh thương mại để gây ảnh hưởng buộc chính phủ Thái Lan hành động để thay đổi ngành công nghiệp đánh bắt thủy sản. Nếu không có thay đổi, họ có kế hoạch sử dụng protein thay thế cho bột cá vào năm 2021. CP cũng biết tình trạng nô lệ lao động trên các tàu cá cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy bột cá, nên đã yêu cầu 38 nhà máy cung cấp bột cá phải đảm bảo chỉ mua cá tạp từ các tàu hợp pháp. Tuy nhiên, Guardian phát hiện các chủ tàu thường không ghi lại dữ liệu cá tạp. Nhiều người trong số họ cũng biết có nô lệ lao động trên các tàu cá nhưng không bao giờ báo cáo với cơ quan chức năng.

Chính phủ Thái Lan cũng thừa nhận một kế hoạch mới về đăng ký thuyền hợp pháp đang bị cản trở bởi tham nhũng và thiếu ý chí chính trị. Cảnh sát biển ở Songkhla nói với Guardian rằng một số chủ tàu cá không tuân thủ khi được yêu cầu phải đăng ký lao động nước ngoài trên tàu họ. Một quan chức đặc trách cho biết: “Vấn đề lớn nhất chúng ta phải đối mặt là các chính trị gia trong lĩnh vực này. Họ sở hữu những chiếc tàu cá và không muốn điều chỉnh. Họ có luật lệ riêng, quy định riêng, đó là cách họ nhìn vấn đề. Họ quyền uy hơn chúng tôi, do đó chúng tôi rất khó thực thi pháp luật”. Luật pháp Thái Lan cũng cản trở các cơ quan chức năng kiềm chế buôn người. Thí dụ, cảnh sát biển Hoàng gia Thái Lan không được phép tuần tra hơn 12 dặm tính từ bờ.

Việc sử dụng lao động nô lệ là có hệ thống trong ngành công nghiệp đánh cá Thái Lan. Nếu không có hệ thống này, ngành công nghiệp cá Thái Lan sẽ gặp khó khăn.

Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận châu Á của Human Rights Watch

(Còn tiếp)

SGĐT, 24/12/2015
Đăng ngày 24/12/2015
Vĩnh Cẩm
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 13:28 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 13:28 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 13:28 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 13:28 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 13:28 18/04/2024