Xuất khẩu thủy sản sẽ vẫn khó khăn

Nhu cầu tiêu dùng của thế giới giảm, giá thành sản xuất cao hơn so với các nước đối thủ, sự biến động tiền tệ, cạnh tranh đến từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA)... tiếp tục là những thách thức lớn đối với ngành thủy sản trong năm 2016.

Vietfish 2015
Triển lãm quốc tế chuyên ngành thủy sản Vietfish 2015. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN

Giảm do cung - cầu

Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong năm 2015 ước đạt 6,7 tỷ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2014. Thủy sản Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang 164 thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, trong năm 2015, tất cả thị trường này đều có kim ngạch xuất khẩu giảm, dao động từ 3 - 27% so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ ASEAN tăng 8%.

Ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch Hiệp hội VASEP nhận định, chưa bao giờ cả ba mặt hàng xuất khẩu thủy sản chính là tôm, cá tra và cá ngừ đều đồng loạt giảm như năm nay. Nếu trong năm 2014, xuất khẩu tôm là điểm sáng duy nhất đem lại kết quả kỷ lục 4 tỷ USD thì năm 2015 xuất khẩu tôm chỉ đạt con số 3 tỷ USD, giảm 25% so với năm ngoái. Trừ mặt hàng cá biển tăng 5%, xuất khẩu tất cả các sản phẩm chính khác đều giảm từ 3 - 25% so với năm 2014.

Cũng trong năm 2015, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thủy sản cho chế biến trong nước ước đạt trên 1 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhìn tổng thể, nguồn cung nguyên liệu cho chế biến tính cả nhập khẩu và sản xuất trong nước đều tương đương với năm 2014, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại giảm sâu.

Lý giải về điều này, theo các chuyên gia kinh tế, trong năm 2015, nền kinh tế thế giới suy thoái khiến nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường chính giảm đã tạo ra vòng xoáy giảm giá cho hầu hết các mặt hàng nông thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản cao cấp. Sự biến động của các đồng ngoại tệ so với USD, thuế chống bán phá giá, các hàng rào kỹ thuật... cũng đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2015.

Đánh giá về kết quả xuất khẩu thủy sản năm 2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, nếu kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm mạnh chỉ do giảm giá thì không đáng lo lắm. Vì đó là do yếu tố cung - cầu thị trường thế giới quyết định, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng không thể nằm ngoài quy luật này. “Nếu trong năm 2015, xuất khẩu thủy sản thụt lùi về lượng thì đó mới là vấn đề. Bởi nó thể hiện sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta ở một số thị trường đã có sự thụt lùi. Rất may, trên thực tế thủy sản Việt Nam đã giữ được sản lượng xuất khẩu tương đương với năm ngoái.”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.

Theo nhận định của các doanh nghiệp, việc giá trị xuất khẩu giảm gần 15% là hồi chuông báo động để ngành thủy sản Việt Nam phải nhìn lại, phải cùng nhau xây dựng chiến lược toàn diện trong bối cảnh cạnh tranh của ngành với các nước ngày càng gay gắt.

Vẫn còn khó khăn

Theo ông Ngô Văn Ích, kết quả xuất khẩu sụt giảm của năm 2015 là hệ lụy tất yếu của một quá trình tăng trưởng không chắc chắn, không bền vững mà từ lâu đã được phân tích, nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Đó là sự ổn định về quy hoạch vùng nguyên liệu được định hướng lâu dài; việc kiểm soát chất lượng trên toàn chuỗi sản xuất và hoạt động ổn định của doanh nghiệp bảo đảm việc làm cho công nhân, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ông Hồ Quốc Lực, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) cho rằng, khó khăn nhất của ngành thủy sản hiện nay là tình trạng chưa kiểm soát được dư lượng kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng và chế biến. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần khẩn trương hơn trong việc kiểm soát vấn đề này. Nếu thực hiện nghiêm ngặt vấn đề này, sản lượng thủy sản có thể giảm, nhưng chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện tốt hơn, đảm bảo uy tín của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Theo phân tích của chuyên gia, trong năm 2016, những cơ hội từ các FTA mang lại cho ngành thủy sản chỉ mới là bước đầu và doanh nghiệp có tận dụng được hay không là một vấn đề khá lớn. Trong khi đó, những khó khăn do hội nhập đem lại như rào cản kỹ thuật, kiểm dịch, dư lượng kháng sinh, hóa chất, giá thành sản xuất cao... vẫn luôn là thách thức lớn đối với ngành hàng này.

“Theo tiếp cận chuỗi sản xuất đi từ trại giống, thức ăn, thuốc thú y, vùng nuôi, hệ thống xử lý nước, nhà máy chế biến..., chúng ta đang thả nổi hoặc nếu có quy định thì chưa chặt chẽ hoặc không quản lý sát sao ở một số công đoạn. Điều này đã và đang gây khó khăn rất lớn cho việc truy xuất nguồn gốc theo quy định bắt buộc hiện nay của các thị trường thế giới”, ông Ngô Văn Ích cho biết.

Việt Nam cũng đang ở đỉnh điểm El - nino lớn nhất từ 1997 khiến sản xuất nông nghiệp đối mặt với tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, nắng nóng, mưa bất thường... ngày càng căng thẳng, khiến sản lượng thủy sản không ổn định. Mặt khác, Việt Nam vẫn trong vòng xoáy giảm giá nông sản, sự biến động tiền tệ, thuế chống bán phá giá cá tra, chương trình giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ... tiếp tục ảnh hưởng đến việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.

Báo Tin Tức, 29/12/2015
Đăng ngày 01/01/2016
H. Chung
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 05:01 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 05:01 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 05:01 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 05:01 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 05:01 29/03/2024