Mưu sinh trong giá lạnh

Tôi ngồi trên chiếc ghe nhỏ trong trang phục chống rét và cả áo mưa nhưng vẫn lạnh run trong khi anh Thuần dầm mình trong nước gỡ từng nò tôm, cua, cá đổ vào rổ trên ghe. Bên cạnh tôi, người mẹ hơn sáu mươi của anh nhanh tay phân loại để kịp phiên chợ sớm…

giàn đăng nò
Anh Thuần chèo ghe đến nơi đặt những giàn đăng nò

Đêm giá

Sau nhiều lần nài nỉ, anh Nguyễn Văn Thuần ở thôn Mỹ Trang (xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) miễn cưỡng đồng ý cho tôi theo để tận mắt chứng kiến việc bắt tôm, cá bằng đăng nò tại đầm Lâm Bình. Đang say giấc trong chăn ấm tôi bị anh đánh thức khi chưa đến 3 giờ sáng, xóm làng còn chìm trong đêm tối.

Vừa bước ra khỏi cửa đã thấy mẹ anh cùng đôi quang gánh, rổ, rá chờ sẵn ngoài sân. Chúng tôi cuốc bộ hơn một cây số đến bờ đầm, gió từng cơn phả vào mặt lạnh buốt. Phụ anh Thuần đẩy chiếc ghe nhỏ xuống mặt đầm, tôi giật thót chân như vừa chạm phải điện khi lội vào làn nước băng giá. Anh ái ngại: “Hay là chú ngồi trên bờ, trùm kín áo mưa cho đỡ lạnh, không khéo ngã bệnh ra đấy!”. Nhưng tôi vẫn nhất quyết bước lên ghe.

Anh đứng phía sau, dang tay chống sào, chiếc ghe lướt nhẹ trên mặt nước dần xa bờ. Vừa chèo ghe, anh tranh thủ giảng giải: “Đánh bắt cá bằng đăng nò dùng lưới nhựa đan dày, cột vào hàng cọc tre cắm xuống đáy với chiều dài mỗi giàn từ 15 – 20 mét, cao 1,2 mét. Phần cuối đặt 2 trái nò với khung bằng sắt và lưới nhựa nối liền với lưới chắn. Chi phí mỗi giàn từ 2 – 3 triệu đồng. Cá men theo lưới chui vào nò và nếu là cá lớn thì không thể bơi trở ra. Để tôm, cá vào nhiều phải luôn di chuyển giàn nò phù hợp với mức nước trong đầm”.

Sau khoảng hai mươi phút chèo ghe, anh Thuần xuống nước, kiểm tra giàn đăng nò đầu tiên. Chỉ có ít cá nhỏ, tôm đất cùng vài con cua “trời lạnh nên tôm, cua, cá ngại đi kiếm ăn”. Mẹ anh nhanh tay phân riêng từng loại tôm đất, cá và cua “để chúng vẫn còn tươi rói khi đến tay người mua”. Dưới ánh đèn pin lấp lóa những chú tôm, cá nhỏ xíu búng mình như muốn đào thoát. Anh Thuần lội kéo ghe sang kiểm tra trái nò bên kia giàn đăng lưới. “Vẫn chỉ có thế” – anh thở dài.

đổ cá tôm vào rọ
Đổ cá, tôm từ nò vào rổ trên ghe

Máy ảnh trên tay tôi run rẩy cộng với sương đêm bao phủ làm cho khung hình thêm mờ ảo. Anh Thuần vẫn đang dầm mình trong làn nước lạnh với mức từ đầu gối đến bụng đổ từng trái nò. “Bữa nay đỡ lạnh hơn nhiều rồi đấy! Nhiều hôm rét lạnh đến thấu xương nên không dám cho chú đi theo vì sợ chịu không thấu. Có lúc gặp sương mù, không thể xác định phương hướng đành ngồi co ro trên ghe chờ trời sáng”.

Không chịu lạnh, lấy gì mà sống?

Sau hơn 2 giờ đồng hồ, trên ghe có khoảng 2kg cua, vài lạng tôm đất cùng mớ cá nhỏ. Bỗng tiếng cá quẫy mạnh vơi đi phần nào cơn rét tái tê. Con cá mè nặng hơn 1kg nằm trong lòng ghe lấp lánh vảy bạc. “Nhiều người cho rằng, đánh bắt theo kiểu đăng nò sẽ tận diệt nguồn thủy sản. Thực ra, không phải vậy. Những loài cá chui vào nò lớn lắm cũng chỉ trên dưới ngón tay: Cá ngạnh, mại trắng, đỗ dạ, tôm đất và cua. Hiếm lắm mới được cá mè vào nò. Chắc cháu nhẹ vía nên hôm nay mới gặp may như thế. Bữa nay sẽ bán được 150.000 đồng” – mẹ anh nói.

Chúng tôi cùng những ghe khác trở vào bờ khi trời vừa hửng sáng. Sương mờ vẫn bao phủ mặt đầm tạo nên khung cảnh huyền ảo. Những tiếng xuýt xoa vì lạnh, điếu thuốc cháy lập lòe trên đôi môi tái xám. Trên đường trở về là bao câu chuyện về ruộng mạ, làng quê cùng với nỗi lo kiếm tiền mua sắm Tết… Vừa đến nhà, anh Thuần vội ăn bữa sáng rồi đến làm việc tại trụ sở UBND xã Phổ Cường, mẹ anh tất tả mang cá, tôm, cua đến phiên chợ sớm.

Rong ruổi qua nhiều vùng quê, tôi được trò chuyện với những người mưu sinh bằng nghề đặt lồng nhử cá, tôm trên đồng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Sau vụ sản xuất, vào khoảng cuối tháng Tám âm lịch, diêm dân lại tháo cống khơi thông đồng muối với đầm nước mặn bên cạnh cho cá, tôm, cua theo nước tràn vào sinh sôi nảy nở. Hơn 2 giờ sáng, vợ chồng anh Trần Sang và chị Võ Thị Hồng ở xã Phổ Thạnh vội vã rời nhà để ra đồng muối Sa Huỳnh thu gom hải sản từ 120 chiếc lồng bằng lưới được thả từ chiều hôm trước.

Sau gần 3 giờ đồng hồ chịu đựng những cơn rét lạnh thấu xương trên chiếc ghe nhỏ, anh chị cũng kiếm được khoảng từ 1,5 – 3kg cá, tôm, cua các loại với giá bán từ 50.000 – 100.000 đồng. “Nhiều lúc tôi phải dùng áo mưa trùm kín người và xoa hai tay vào nhau cho nóng rồi áp lên hai bên thái dương cho đỡ lạnh. Ảnh thì cứ đốt thuốc lá liên hồi, nhưng hai hàm răng vẫn cầm cập” – chị Hồng nói.

Khoảng 2 giờ chiều, vợ chồng anh Lê Văn Duyệt chèo ghe thả hơn 100 chiếc lồng và đến gần 3 giờ sáng hôm sau thì anh chị chèo ghe đi vớt để kịp phiên chợ sáng. Những hôm được nhiều, anh chị cũng kiếm được trên 100.000 đồng, nhưng lắm lúc chỉ vài ba chục nghìn đồng, thậm chí chỉ đủ làm thức ăn trong bữa cơm gia đình. “Lạnh cũng phải đi. Vì hết vụ muối mà không làm, không chịu lạnh thế này thì biết lấy gì mà sống?” – chị Tâm vợ anh Duyệt nói.

đặt lồng bắt cá tôm
Sau vụ muối, diêm dân đặt lồng đánh bắt tôm, cá trên đồng muối Sa Huỳnh

Mái nhà ấm áp

Anh Thuần hiện là công chức công tác tại xã Phổ Cường, vợ là giáo viên mầm non, mức lương hai vợ chồng mỗi tháng hơn 7 triệu đồng. Anh đã xây được căn nhà khá khang trang, là niềm mơ ước của bao người. Nhưng anh vẫn gắn bó với nghề đăng nò vất vả cùng với những đêm dầm mình trong làn nước rét buốt. “Phải cố kiếm thêm để tích cóp nuôi các con ăn học. Ngoài công tác ở địa phương, bản thân tôi cũng đang theo học đại học hành chính. Cuộc sống thường ngày lắm khoản chi tiêu nên phải gắng sức thôi chú à!” – anh tâm sự.

Cùng với trồng lúa và nuôi heo thịt, gần 20 năm hành nghề đăng nò tại đầm Lâm Bình đã giúp ông Trần Năm nuôi tám người con trưởng thành. Con trai út của ông vừa tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh trước sự ngưỡng mộ của nhiều người cùng làng. Có lẽ thấy bố mẹ quá vất vả nên các con của ông luôn chăm ngoan, học giỏi chứ không đua đòi như những thanh, thiếu niên trong gia đình khác. Do vậy nên ông bà luôn động viên nhau gắng sức làm mọi việc nặng nhọc để kiếm tiền lo cho con ăn học.

2 giờ sáng, vợ chồng ông rời nhà lặn lội trong làn nước lạnh đến hửng sáng mới trở về để bà kịp mang tôm, cá đến phiên chợ sớm. Mỗi đêm cơ cực như thế đem lại cho vợ chồng ông gần 300.000 đồng. “Nghề đăng nò rất vất vả, nhất là khi thời tiết rét lạnh. Nếu không quen thì khó chịu được cái lạnh trong những đêm vừa qua. Những năm trước, tại đầm Lâm Bình có trên 20 hộ dân hành nghề đăng nò.
Do quá cực nhọc nên nhiều hộ đã chuyển sang giăng lưới và các phương thức đánh bắt khác. Các con khuyên nên nghỉ ở nhà, nhưng vợ chồng tôi vẫn cố gắng làm để kiếm thêm tiền đỡ đần con cháu. Với lại, nghề này đã góp phần giúp vợ chồng tôi xây dựng nhà cửa, nuôi các con trưởng thành nên cũng khó lòng từ bỏ. Tết này, tụi trẻ đưa cả gia đình về quê, tôi phải gắng kiếm thêm ít tiền sửa soạn mâm cỗ dâng cúng ông bà và cho con cháu chung vui” – ông thổ lộ.

Những tấm bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng của các con đã sưởi ấm vợ chồng anh Duyệt sau những đêm giá lạnh. “Vợ chồng tôi ít chữ nên phải chịu cảnh cơ cực, ăn bữa nay phải lo nghĩ đến bữa mai. Vì vậy nên phải bảo các cháu phải cố gắng học hành. Vất vả rồi lần hồi cũng qua, thấy các con được như thế thì dù có cơ cực hơn nữa vợ chồng tôi cũng chịu được…” – anh nói với nụ cười mãn nguyện trên gương mặt hằn sâu nếp nhăn theo năm tháng cuộc đời. 

Báo Lao Động, 05/01/2016
Đăng ngày 05/01/2016
Hữu Nhân
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 11:28 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 11:28 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 11:28 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 11:28 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 11:28 24/04/2024