Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững: Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa gặp nhiều bất lợi, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Để phát triển NTTS theo hướng bền vững cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

hệ thống thủy lợi xuống cấp
Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản lâu nay chưa được đầu tư

Trong năm 2015, nhiều vùng trên địa bàn tỉnh, người NTTS thiệt hại nặng vì thủy sản chết liên tục. Chẳng hạn như, vùng nuôi tôm trên bạt ở Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh) , số hộ “treo ao” ngày một nhiều. Những nguyên nhân chính là do tỷ lệ hao hụt cao, tôm chậm lớn, phần vì thời tiết nắng nóng, phần vì nguồn nước bị ô nhiễm... Ông Đặng Tấn Hoan, người nuôi tôm ở thôn Tuần Lễ (xã Vạn Thọ) cho biết: “Thực tế lâu nay, ao nhà này bị dịch bệnh, không xử lý mà xả trực tiếp ra mương dẫn nước, nhà khác lại lấy nước vào, không có ao lắng để xử lý nên dịch bệnh lây lan...”.

Một số tồn tại của NTTS trên địa bàn tỉnh là hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu, không có kênh cấp, kênh thoát riêng biệt; nghề nuôi phát triển tự phát, không theo quy hoạch. Thực tế, đa số các hộ nuôi chỉ có 1 - 2 ao/hộ, diện tích nuôi nhỏ (2.000 - 3.000m2) và không có ao lắng, xử lý nước trước khi thả nuôi. Chính vì vậy, khi có dịch bệnh, người nuôi không chủ động được nguồn nước đã qua xử lý, dẫn đến tình trạng lấy nguồn nước mang mầm bệnh vào ao nuôi, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Một vấn đề quan trọng không kém là hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ NTTS đã bị xuống cấp; cộng thêm các chất trầm tích, mùn bã hữu cơ tích tụ nhiều năm phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước lấy từ ngoài biển vào ao nuôi. Đây là một trong những nguyên nhân làm thủy sản nuôi bị bệnh và lây lan, bùng phát dịch bệnh, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi.

Qua trao đổi, lãnh đạo các địa phương đều thừa nhận NTTS đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại các xã ven biển. Đặc biệt, việc phát triển nghề nuôi tôm đã góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trường, hạn chế dịch bệnh trong NTTS như: tuyên truyền tập huấn, triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi thủy sản, ban hành lịch thời vụ, tăng cường quản lý nhà nước về NTTS... Tuy nhiên, hiện nay nghề NTTS vẫn chưa ổn định, người nuôi còn gặp rất nhiều rủi ro do một số nguyên nhân như: hạ tầng vùng nuôi chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu; nguồn nước bị ô nhiễm; chưa có sự gắn kết, hợp tác giữa những người nuôi với nhau và các đơn vị có liên quan... Vì vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải có giải pháp để phát triển NTTS bền vững.

Theo ông Huỳnh Kim Khánh - Chi cục trưởng Chi cục NTTS tỉnh, muốn phát triển ngành NTTS theo hướng bền vững cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, phải thành lập các tổ liên kết cộng đồng do chính những người nuôi tham gia và được chính quyền địa phương công nhận, để họ tự quản lý và điều chỉnh các hành vi của mình và cộng đồng xung quanh trong hoạt động NTTS. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách phục vụ cho việc nạo vét kênh mương trong NTTS; phải có chính sách dồn ao. Với 1 ao nuôi, các hộ sẽ rất khó khăn trong đảm bảo điều kiện nuôi. Để nhóm hộ này tham gia NTTS bền vững, nhất thiết phải hợp tác với nhau, liên kết thành một nhóm có nhiều ao để có ao chứa lắng, xử lý nước cấp và thải nước theo đúng quy định để cùng nuôi và chia sẻ lợi nhuận. Một giải pháp quan trọng khác là người nuôi phải áp dụng các mô hình NTTS theo hướng an toàn sinh học.

Muốn triển khai được các giải pháp này, ngoài chính sách của Trung ương, tỉnh cần có chính sách riêng để hỗ trợ phát triển ngành NTTS, nhất là trong việc thực hiện dồn ao nuôi, đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng... Bên cạnh đó, cần sự chung tay của cả cộng đồng, nhất là người NTTS.

Theo thống kê của Chi cục NTTS, diện tích nuôi trồng các loại thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 4.000ha, tập trung tại 5 vùng nuôi gồm: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Lâm và Cam Ranh. Trong đó, tôm sú và tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chính với sản lượng đạt khoảng 10.000 tấn mỗi năm. Thế nhưng, do nuôi tôm không hiệu quả nên một số diện tích đã được người dân chuyển sang nuôi các đối tượng khác như: ốc hương, cá biển, cua... nhưng cũng khá bấp bênh do dịch bệnh, thời tiết, giá cả xuống thấp...

Báo Khánh Hòa, 05/01/2016
Đăng ngày 06/01/2016
Hải Lăng
Kinh tế

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Đánh giá thị trường thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Thị trường thức ăn thủy sản Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, được dự đoán sẽ đạt 2.38 tỷ USD vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 3.94 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR 4% trong giai đoạn dự báo (Mordor Intelligence).

Thức ăn thủy sản
• 10:11 09/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 08:58 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 08:58 18/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 08:58 18/04/2024

VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu hải sản

Ngày 08/4/2024, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thừa ủy quyền Chủ tịch Hiệp hội ký Công văn số 44 /CV-VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan, báo cáo tình hình xuất khẩu quý I/2024 và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho xuất khẩu hải sản.

Tàu
• 08:58 18/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 08:58 18/04/2024