Ngậm ngùi "cá bụng"

Một thời dân miền Tây làm giàu với nghề nuôi “cá bụng” (cá ba sa), nhưng theo thời gian, loài cá đặc sản này dường như chỉ còn trong ký ức.

Làng bè Châu Đốc
Làng bè Châu Đốc một thời vang danh với nghề nuôi cá bụng - Ảnh: Thanh Dũng

Thời hoàng kim

Tại Công viên TP.Châu Đốc (An Giang) vẫn còn sừng sững tượng đài cá ba sa cao khoảng 14 m được xây dựng năm 2004. Trên đỉnh tượng đài là hình ảnh con cá ba sa to, nhô đầu như lao lên mặt nước, bên dưới là những con cá tra nhỏ bơi uốn lượn quanh, hợp thành đàn 9 con biểu tượng 9 dòng sông như in đậm thời hoàng kim cá bụng. Người dân gọi là cá bụng vì là họ cá da trơn nhưng cá ba sa cụt đòn và có cái bụng mỡ trệ xuống như đang bầu bì. Còn ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, lý giải gọi tên cá ba sa vì mỡ cá có hình giống sa mỡ heo và có đến 3 thùy nên gọi tên “ba sa”.

Nhắc đến cá bụng, ông Nguyễn Hữu Nguyên (ngụ An Giang) buồn vui lẫn lộn, bởi loài cá này từng giúp ông có của ăn của để. Ông nói cá bụng được nuôi ở ngã ba sông Hậu (TP.Châu Đốc) từ những năm 1970 và mở đầu cho phong trào nuôi cá bè xuất khẩu cũng như tạo tên tuổi cho làng bè du lịch Châu Đốc. Những năm 1990 của thế kỷ 20, nghề nuôi cá bụng cho lợi nhuận cao nên lắm người nhảy vào đóng bè nuôi cá. Chỉ riêng tại Châu Đốc đã có hơn 500 bè nuôi cá bụng đậu ken đặc cả đoạn sông Hậu.

Theo ông Nhị, cá ba sa lúc đầu chỉ tiêu thụ nội địa. Năm 1990, nhờ hợp tác của một Việt kiều Mỹ mà lần đầu tiên thịt cá phi lê xuất vào thị trường Mỹ với tên “Ba Sa”. Do chất lượng cá thơm ngon được thị trường ưa chuộng nên sản lượng tăng nhanh. Năm 1993, An Giang có 7.000 lao động tham gia ngành nuôi và chế biến cá ba sa, thả nuôi khoảng 700 tấn cá bột, sản lượng cá thương phẩm đạt 13.000 tấn, chiếm 72% tổng sản lượng cá bè nuôi tại ĐBSCL.

Đệ nhất cá da trơn

Nhắc đến cá bụng, thầy giáo Hùng dạy học ở H.Tịnh Biên (An Giang) vẫn không quên được mùi vị ngon của nó. Đó là những năm 1990 - 1992, lúc thầy theo học ở Trường CĐ Sư phạm An Giang (nay là ĐH An Giang), sinh viên trọ trong ký túc xá hầu như cứ vào tháng 10 - 11 thường ra các quán cơm đối diện cổng trường gọi ăn cá bụng. Một phần ăn có cá bụng khoảng 3.000 - 5.000 đồng nhưng lúc đó thường ăn cái bụng mỡ vì phần thịt cá đã bán phi lê xuất khẩu.

Còn với ông Nhị, món sơn hào hải vị nào cũng từng nếm qua nhưng ông thú thực “mấy năm nay tao thèm ăn cá ba sa mà tìm mua khó quá”. Ông Nhị trách, ai cũng nói cá bông lau là đệ nhất cá da trơn nhưng danh xưng này phải dành cho cá ba sa mới đúng. Ông nói cá ba sa có chất omega 3 rất cao so với các giống cùng loài, nhất là mỡ của nó không tanh mà thơm như mỡ heo.

Cùng tiếc nuối xưa, anh Tùng, thợ câu cá bụng chuyên nghiệp ở TX.Tân Châu (An Giang), kể ngày xưa cứ mùa nước đổ, khúc đầu nguồn sông Tiền vui như hội. Tháng 6 - 7 âm lịch, cá bụng bằng ngón tay theo lũ bơi xuống, dân câu đậu ghe, xuồng ken kín bắt cá bán cho các bè nuôi từ 8.000 - 10.000 đồng/con. Giành mua cá, các chủ bè đưa tiền trước “dụ” ngư dân bán cá giống, vậy nên nghề câu cá bụng là một trong những nét sinh hoạt đặc thù của mùa nước nổi. Anh Tùng thở dài: “Gần đây vào mùa lũ, cá bụng giống vẫn bơi lội nhưng dân câu không quan tâm nữa, bởi câu được bán cho ai đây!”

Ông Nguyên nói ngày xưa người ta đổ xô nuôi cá ba sa, bây giờ số người nuôi nhỏ lẻ vẫn còn nhưng đếm trên đầu ngón tay. Vì sao loài cá vang danh một thời lại chết yểu? Theo ông Nhị, trong khi cá ba sa xuất khẩu sản lượng tăng nhanh thì các khách hàng từ Mỹ gợi ý đưa cá tra vào lấy tên “Ba Sa”, bán cá tra bằng giá cá ba sa nên lời khủng. Cá ba sa nuôi 1 năm mới xuất bè, còn cá tra 6 tháng xuất được rồi nên từ nuôi cá ba sa chuyển sang nuôi cá tra bè. Chưa đủ cá tra bán, người ta đào ao nuôi cá tra và cá ba sa thoái trào. Ông Nhị than: “Cá ba sa chết không lâu thì con cá tra cũng bết bát. Bức xúc nhất là việc gian lận đánh tráo cá tra bằng cá ba sa làm cho cá này còn không mấy người nuôi và ngoài tự nhiên thì cạn kiệt. May mà tượng đài cá ba sa được xây dựng để ghi công ngư dân Châu Đốc đã đem ngoại tệ từ nghề nuôi cá này làm giàu cho đất nước”.

Báo Thanh Niên, 06/01/2016
Đăng ngày 10/01/2016
Thanh Dũng
Kinh tế

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 12:07 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 12:07 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 12:07 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:07 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 12:07 20/04/2024