Xuất hiện dịch bệnh trên vật nuôi tại 11 tỉnh

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp (không thu tiền) 3.886,545 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho hai tỉnh Tuyên Quang và Nghệ An để hỗ trợ cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016.

bệnh cháy lá lúa
Nông dân ở ấp 5, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, phun thuốc đặc trị bệnh cháy bìa lá. Ảnh: CHÍ CÔNG

* Theo Cục Thú y, hiện nay cả nước có hai ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại hai tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi và 30 ổ dịch lở mồm long móng xảy ra tại chín tỉnh, gồm: Cao Bằng, Hà Tĩnh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đác Lắc, Lạng Sơn, Bắc Cạn và Sơn La.

* Cơ quan Thú y vùng V cho biết, đã lập hai chốt kiểm soát tại xã Hòa Lễ và xã Yang Reh, huyện Krông Bông (tỉnh Đác Lắc) để ngăn chặn dịch lở mồm long móng phát tán và khẩn trương triển khai công tác dập dịch.

Tỉnh Bạc Liêu đang tăng cường quản lý chặt chẽ đàn vịt chạy đồng tại huyện Hồng Dân và Phước Long (hiện có khoảng từ 5.000 đến 7.000 con) từ nay đến Tết Nguyên đán.

* Trà lúa đông xuân của tỉnh Hậu Giang đang bị dịch hại tấn công. Nguyên nhân là do thời tiết diễn biến bất lợi, người dân sản xuất chạy theo phong trào, theo giá cả thị trường, không tuân thủ lịch thời vụ… Tính đến nay, đã có hơn 3.000 ha lúa bị dịch phá hại, trong đó chuột cắn phá hơn 700 ha, với mức độ thiệt hại từ 25 đến 30%, làm ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.

* Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hiện nay do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Dự báo, ngày 13-1 vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả phía bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Sóng biển cao từ hai đến ba mét.

* Tỉnh Cà Mau hiện có hơn 9.200 ha nuôi tôm công nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đang thả nuôi tôm chỉ khoảng hơn 40%. Một số hộ nuôi tôm công nghiệp ở các địa phương trong tỉnh bắt đầu áp dụng nhiều mô hình khác nhau nhằm tận dụng những đầm tôm bỏ hoang để nuôi các loài thủy sản như cua, cá kèo, hoặc dùng bạt lót nuôi tôm. Đây là hướng phát triển mới, vừa tránh lãng phí tài nguyên đất, vừa tăng thu nhập, ngăn mầm bệnh lây truyền từ vụ này sang vụ khác.

* Nông dân Nghệ An đang bước vào thu hoạch mùa cam, cho hiệu quả kinh tế cao. Vào thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có nhiều hộ nông dân đã thu được hơn 70 triệu đồng. Tỉnh hiện có diện tích cam gần 3.500 ha, được trồng chủ yếu tại các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Con Cuông, Anh Sơn, Quỳ Hợp...

* Ngày 12-1, Chủ tịch UBND phường Hương Vân, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) Châu Văn An xác nhận, không có chuyện hồ thủy điện Hương Điền (đóng tại địa phương) bị rò rỉ nước như một số thông tin trong dư luận. Những ngày qua, nhiều người dân ở phường Hương Vân xôn xao việc đập hồ thủy điện Hương Điền bị rò rỉ nước, gây hoang mang, lo lắng. Ngày 11-1, UBND phường phối hợp các ban, ngành chức năng trong huyện trực tiếp lên đập thủy điện Hương Điền quan sát, nắm bắt thông tin và làm việc với lãnh đạo Công ty CP thủy điện Hương Điền. Theo ông Châu Văn An, thực tế trong vài ngày qua, hồ thủy điện này không xả nước phát điện. Tại đập thủy điện này có một ống nhựa nhỏ xả nước từ hồ qua đập ra ngoài, một số người dân hành nghề khai thác cát sạn tại đây thấy vậy nên nói rằng đập thủy điện bị rò rỉ nước. Sau khi xác minh sự việc, phường Hương Vân đã có các biện pháp tuyên truyền để người dân an tâm.

Cùng ngày, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Phan Thanh Hùng xác nhận, hồ thủy điện Hương Điền hiện vẫn an toàn tuyệt đối, không có hiện tượng rò rỉ ở thân đập như thông tin trong dư luận. Ông Hùng cho biết, hiện cơ quan công an đang điều tra, xác minh người tung tin thất thiệt này.

Báo Nhân Dân, 13/01/2016
Đăng ngày 13/01/2016
PV và CTV
Dịch bệnh

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:28 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:28 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:28 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:28 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:28 25/04/2024