Giải pháp nuôi tôm tránh thất bại?

Vụ nuôi tôm 2016 ở Bình Định sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất lợi... Nếu muốn tránh thất bại, không gì khác hơn là phải đi theo hướng nuôi bền vững.

vùng nuôi tôm thâm canh
Vùng nuôi tôm thâm canh theo hướng bền vững ở xã Hoài Hải (huyện Hoài Nhơn, Bình Định).

Còn hơn một tháng nữa, tỉnh Bình Định bước vào vụ tôm mới. Do ảnh hưởng hiện tượng El Nino, nhiệt độ nguồn nước nuôi tôm sẽ tăng cao. Thêm vào đó, năm qua không có lũ, chất thải tích tụ trong nguồn nước nuôi không được rửa trôi, gây ô nhiễm...

Trước thực tế trên, người nuôi tôm nếu muốn tránh thất bại, không gì khác hơn là phải đi theo hướng nuôi bền vững.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Định, năm 2016 toàn tỉnh sẽ thả nuôi trên 1.874 ha mặt nước. Theo lịch thời vụ, bắt đầu xuống giống vào giữa tháng 2 trên những diện tích nuôi tôm trên cát (tôm thẻ chân trắng) và các vùng cao triều chủ động nguồn nước cấp vào và xả ra. Các vùng nuôi khác sẽ xuống giống vào đầu tháng 3.

Việc chia vùng để ấn định lịch thời vụ là căn cứ vào điều kiện thực tế từng vùng nuôi để tránh dịch bệnh, cũng là để làm giảm áp lực con giống trong cùng một thời điểm nhằm ổn định giá giống.

nuoi tom ben vung
Để tránh thất bại, người nuôi tôm ở huyện Tuy Phước (Bình Định) đang hướng đến phương pháp nuôi bền vững 

Ngành chức năng cũng đã chủ động điều chỉnh lịch thời vụ thả tôm năm nay muộn hơn so mọi năm nhằm tránh thời tiết bất lợi, khuyến khích nuôi 1 vụ tôm ăn chắc, nuôi 2 vụ chỉ áp dụng đối với các vùng nuôi tôm trên cát và những nơi chủ động nguồn nước.

“Đặc biệt trong năm vừa qua, trên địa bàn Bình Định không có lũ xảy ra nên nguồn nước của đầm Thị Nại cung cấp cho những vùng nuôi tôm không có điều kiện tẩy rửa môi trường, đe dọa ô nhiễm nguồn nước. Muốn hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi, người nuôi phải tuân thủ triệt để lịch thời vụ và phải hướng đến việc nuôi tôm bền vững”, ông Mang Thống Nhất - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định nói.

Theo ông Nhất, vụ nuôi tôm 2016 ở Bình Định sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất lợi, hiện tượng El Nino kéo dài làm thiếu nguồn nước ngọt. Nguồn nước nuôi tại đầm Thị Nại ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Trong khi đó, qua nhiều năm làm ăn thất bại nên người nuôi tôm không còn vốn để đầu tư, dẫn đến tình trạng dịch bệnh tôm nuôi diễn biến phức tạp.

Để tránh thất bại, Chi cục Thủy sản sẽ tăng cường công tác quản lý dịch bệnh tại các vùng nuôi, giảm mật độ thả giống và kết hợp nuôi xen tôm với các loại đối tượng thủy sản khác nhằm cải thiện môi trường nuôi và hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Trước khi bước vào vụ nuôi mới, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với Chi cục Thú y tiến hành kiểm tra nguồn tôm giống; yêu cầu chủ các cơ sở SX tôm giống phải kiểm dịch tôm giống nghiêm ngặt trước khi xuất bán. Đồng thời, khuyến cáo người nuôi tôm nên chọn mua con giống chất lượng tốt tại các cơ sở SX tôm giống có uy tín. Tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh các loại vật tư thủy sản, kịp thời phát hiện, xử lý các cơ sở SXKD không đảm bảo chất lượng.

“Để việc nuôi tôm đạt hiệu quả cao, mang tính bền vững, chúng tôi đã khuyến cáo người nuôi phải thực hiện các giải pháp nuôi tôm đồng bộ, thực hiện đúng lịch thời vụ. Cần duy trì và phát triển nhiều hơn các tổ nuôi tôm cộng đồng ở các vùng nuôi nhằm tăng cường sự hỗ trợ trong SX, cùng nhau phát hiện sớm dịch bệnh để kịp thời dập tắt không cho lây lan”, ông Nhất cho biết thêm.

Ông Phạm Quang Ân, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước cho biết, “trong năm 2015, toàn huyện đưa gần 994 ha mặt nước vào nuôi trồng thủy sản; trong đó nuôi tôm nước lợ 967 ha, gồm 100 ha nuôi thâm canh và bán thâm canh; diện tích còn lại nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép với các đối tượng thủy sản khác theo phương thức đánh tỉa, thả bù. Nhờ chú trọng nuôi tôm theo hướng thân thiện với môi trường nên khống chế được dịch bệnh trên con tôm”.

“Về mật độ, tùy theo điều kiện cụ thể từng vùng, có điều chỉnh phù hợp và nằm trong khung mật độ hướng dẫn của ngành chức năng. Trước khi thả nuôi thương phẩm, nên ương tôm từ 20 - 30 ngày. Tôm thẻ chân trắng ương từ cỡ giống post 12; tôm sú ương từ cỡ giống post 15. Người nuôi nên thả xen cá rô phi đơn tính, cá chua để ăn chất thải của tôm và thức ăn dư thừa nhằm cải tạo môi trường nguồn nước nuôi. Đặc biệt, đối với những vùng thường xảy ra dịch bệnh, nên thả nuôi tổng hợp”, ông Mang Thống Nhất khuyến cáo.

Báo Nông Nghiệp VN, 13/01/2016
Đăng ngày 13/01/2016
Đình Thung
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 13:36 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 13:36 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 13:36 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 13:36 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 13:36 24/04/2024