Cá Kơ Nông nơi làng cổ

Cá Kơ Nông được chế biến thành 3 món: một là cá kẹp giữa thân cây tre nướng trực tiếp ở bếp than; hai là cá nướng ống lồ ô; ba là dùng cá nấu canh với một số loại rau rừng.

Cá Kơ Nông
Cá Kơ Nông nướng lửa than

Đến làng cổ Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum), du khách không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp từ những ngôi nhà sàn truyền thống của người Ba Na; chếnh choáng với men rượu cần và đắm mình trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên qua những lễ hội; mà còn được thưởng thức rất nhiều món ngon độc đáo mang hương vị riêng biệt của bà con nơi đây. Trong đó, ấn tượng nhất là món cá Kơ Nông (cá đá), bởi cách chế biến và thưởng thức thì chỉ ở đây mới có.

Anh A Chun, một người dân bản địa ở làng cổ Kon Kơ Tu, cho biết Kơ Nông là loài cá thường sinh sống ở khúc sông có nhiều đá và nước chảy xiết. Thức ăn chủ yếu của loài cá này là các loại rong rêu bám trên những tảng đá chìm sâu dưới nước. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa đẻ trứng của cá Kơ Nông. “Có lẽ đây là loại cá đặc sản của vùng này nên khả năng sinh sản cũng ít hơn những loại cá khác”, anh A Chun phỏng đoán.

Sau hơn 2 giờ đồng hồ buông lưới xuống những vùng nước xiết, cuối cùng những con cá Kơ Nông to bằng hai ngón tay đã được kéo lên theo những tấm lưới của A Chun. Vừa gỡ cá trên những tấm lưới nhấp nhoáng dưới ánh nắng, A Chun vừa nói: “Kơ Nông là loài cá nhỏ ở đây, con lớn nhất chỉ đạt từ 0,3 đến 0,4 kg nhưng loại này cũng rất hiếm; phần lớn chỉ đạt trung bình từ 0,2 đến 0,3 kg/con. Một đặc điểm khác biệt của cá Kơ Nông khi nhìn thấy ai cũng dễ nhận biết, bởi cá có màu đen xám, trên đỉnh đầu có sừng màu đỏ rất cứng”.

xâu cá

Sau mấy giờ đồng hồ giăng lưới bắt cá, nhìn vào chiếc giỏ cũng đã kha khá, A Chun dẫn chúng tôi trở về làng. Như thường lệ, chị Y Xenh (vợ A Chun) và đứa con gái Y Thoang đón lấy giỏ cá trên tay bắt đầu chế biến. Trong lúc A Chun đi giăng lưới, ở nhà hai mẹ con đã nhóm sẵn một bếp than hồng, hái sẵn hàng chục loại rau rừng chuẩn bị chế biến món ăn.

Y Thoang cho biết, cá Kơ Nông được bà con làng Kon Kơ Tu chế biến thành 3 món: một là cá kẹp vào giữa thân cây tre đã được chẻ làm đôi, nướng trực tiếp ở bếp than; hai là cá nướng ống lồ ô; ba là dùng cá nấu canh với một số loại rau rừng.

Mỗi món ăn mang hương vị đặc trưng riêng, nhưng nói chung cả ba món này đều hấp dẫn du khách. Trong đó, đơn giản nhất là món cá nướng bếp than. Còn món cá nướng ống lồ ô có vẻ cầu kỳ hơn, bởi để món ăn đậm đà thì người chế biến phải giã thêm ít muối ớt đem trộn với cá rồi cho vào ống lồ ô, lấy lá chuối bịt kín hai đầu trước khi nướng để giữ mùi thơm. Sau đó, đặt lên bếp than nướng chừng 30 phút là có thể thưởng thức được.

Tuy nhiên, hai món kể trên vẫn chưa thể kỳ công bằng món canh cá Kơ Nông. Món này kèm theo rất nhiều loại rau rừng, có loại phải vào tận rừng sâu mới có. Sau khi tìm đầy đủ các loại rau cần thiết, thì việc chế biến lại rất đơn giản. Mổ cá và rửa sạch, cho vào nồi nước đun đến lúc sôi, sau đó cho các loại rau rừng vào, thêm ít muối, bột ngọt là ăn được.

Chị Y Xenh cho biết thêm, ngày trước, ruột của những con cá Kơ Nông loại lớn được đồng bào Ba Na giữ lại; sau khi đã làm sạch, cho vào một ít muối, trộn thêm cà rừng (bà con còn gọi là cà Lào) đã được thái nhỏ, sau đó cho vào trong ống lồ ô treo lên gác bếp (giống như món mắm ruột cá) để dành. Đây là món ăn với cơm và có vị rất đắng, không phải ai cũng thưởng thức được.

Thịt cá Kơ Nông nấu chín rất trắng, thơm. Cá nướng ăn cùng với cơm lam và một ít muối ớt đậm đà là món ăn không ai có thể cưỡng lại được khi được bà con ở đây thết đãi. Nhấp một muỗng canh cá, vị ngọt nhanh chóng lan tỏa khắp khoang miệng kết hợp với vị the the của lá tàu bay, mùi thơm của ngò tàu, vị đắng của rau má, một chút nhơn nhớt của rau dớn... hòa quyện, tạo cảm giác thật mát lành.

Báo Thanh Niên, 02/02/2016
Đăng ngày 02/02/2016
Gia Hương
Ẩm thực

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:06 17/04/2024

Cá chét - Loài cá đầy chất dinh dưỡng cho sức khỏe

Được mệnh danh là đệ nhất hải sản biển, cá chét sống ở vùng nước mặn và là một phần không thể thiếu trong ẩm thực cá biển. Cá chét là một loại hải sản hảo hạng, được biết đến với chất thịt ngon và là một trong những loại cá mang đầy giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.

Cá chét
• 10:22 11/04/2024

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 06:09 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 06:09 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 06:09 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 06:09 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 06:09 19/04/2024