Ước nguyện năm mới ở làng chài

Sự hình thành và phát triển của các làng chài Thắng Lợi (xã Hồng Hà), Vạn Vỹ (xã Trung Châu, huyện Đan Phượng) gắn liền với những lở bồi của dòng Sông Hồng đỏ nặng phù sa. Nhiều thế hệ ngư dân sinh ra và lớn lên tại đây, họ am hiểu tường tận cuộc sống "thuyền là nhà, nhà là thuyền" của cha ông thuở trước...

Nuôi cá lồng trên sông
Nuôi cá lồng trên Sông Hồng ở làng chài Thắng Lợi, xã Hồng Hà.

"Căn nhà" của gia đình ông Phạm Văn Luận (63 tuổi) với 5 thành viên sinh sống nằm ngay mép Sông Hồng ở vạn (làng) chài Thắng Lợi mô phỏng hình một con thuyền. Với chiều rộng chừng 2m, chiều dài không quá 10m, không gian bên trong được nối thông từ phòng bếp ở vị trí ngoài cùng, tiếp đến là nơi tiếp khách, phòng nghỉ và trong cùng là ngăn đặt một số vật dụng, nổi bật lên chiếc ti vi màn hình phẳng. Phía ngoài "căn nhà", ông Luận gia cố chắc chắn bằng các loại vật liệu bền vững như xi măng, tấm tôn, gỗ...

Để ngăn mưa gió, ông Luận "chế" thêm các tấm bạt có thể nâng lên, đặt xuống linh hoạt để che ngôi nhà rất tiện lợi và hữu dụng. Nhìn tổng thể "căn nhà" khá chật chội nhưng do được sắp đặt gọn gàng, gia chủ ưu tiên hơn hết là nội thất tiện ích nên bên trong sạch sẽ và ấm cúng. Điều bất tiện dễ nhận thấy nhất là muốn bước lên hoặc đi lại, sinh hoạt trong "căn hộ" này, người nhà ông Luận đều phải cúi gập người. Bà Lưu Thị Lý (59 tuổi) vợ ông Luận, chia sẻ: "Ở đây mãi gia đình tôi cũng quen. Chưa lên bờ được, khi nào đủ tiền thì mới tính chuyện làm nhà".

Ông Luận nhớ lại, khi xưa, Sông Hồng quanh năm đầy ăm ắp. Quy luật "bên lở bên bồi" của dòng sông tác động không nhỏ đến đời sống vạn chài. Vì thế, khi ấy những lão ngư kinh nghiệm trong làng phải tìm nơi ổn định, nhiều cá để "cắm thuyền" mưu sinh. "Khúc sông này có bãi bồi ổn định, không sạt lở, nguồn cá nhiều nên chúng tôi neo lại đây đã bao đời nay" - ông Luận nhấn mạnh.

Hiện nay, vì số lượng ngư phủ tăng nên vạn chài Thắng Lợi phải "chia ca" cho mỗi con thuyền thả lưới đánh bắt cá là 20 giờ đồng hồ bất kể ngày đêm. Nói về cuộc sống mưu sinh, lão ngư Phạm Văn Luận hướng cặp mắt ra phía dòng Sông Hồng, trầm tư: "Trước đây dễ dàng hơn chứ giờ thì khó khăn hơn nhiều, nguồn cá cạn kiệt từng ngày, nhiều hộ đã chuyển sang kết hợp đánh bắt cá tự nhiên và nuôi thả cá lồng trên sông để tăng thu nhập. Bù đi bù lại mỗi một ngày đi đánh bắt cá thu được khoảng 300 nghìn đồng. Là nghề "đi câu" nên phụ thuộc vào vận may, người "sát cá" thì thu nhập ổn định và cũng có người vài ba ngày chẳng kiếm được gì. Cuộc sống vạn chài tuy không khá giả mấy nhưng không đến nỗi quá bấp bênh".

Chị Nguyễn Thị Thu, một ngư dân ở làng chài Thắng Lợi đã lên bờ sinh sống nhưng có đến 10 năm kinh nghiệm nuôi cá lồng trên Sông Hồng. Hai lồng cá rộng khoảng 50m2 nuôi được 300 con cá trắm của chị Thu cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Chị Thu tâm sự: "Dù được Nhà nước cấp đất để lên bờ sinh sống ổn định nhưng nghề chính của chúng tôi vẫn gắn liền với sông nước. Ngoài hai lồng cá, gia đình tôi còn duy trì hoạt động 3 thuyền đánh cá tự nhiên trên sông".

Bến vạn chài Thắng Lợi trước đây có 93 hộ dân sinh sống. Sau một thời gian được các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện, nhiều hộ gia đình đã được cấp đất ở. Chính vì vậy, nhiều hộ đã dời lên bờ, thuyền chỉ là nơi mưu sinh, nghỉ tạm. Ông Nguyễn Đình Đà, Chủ tịch UBND xã Hồng Hà cho hay: Vạn Thắng Lợi hiện chỉ còn 13 hộ chưa được cấp đất, họ vẫn ở trong các ngôi nhà là con thuyền mô phỏng trên bờ hoặc các con thuyền neo trên sông. Ngoài nghề đánh bắt cá truyền thống hàng trăm năm qua, người dân vạn Thắng Lợi giờ có thêm nghề nuôi cá lồng. Phấn khởi hơn, làng chài đã có 37 tàu chuyên chở cát, sỏi trên sông và tính đến tháng 5-2015, bà con đã đầu tư, nuôi 25 lồng cá. Khu dân cư vạn chài trên bờ cũng sung túc, nhà văn hóa đã được xây dựng rất khang trang…

Vạn chài Thắng Lợi có nét văn hóa riêng so với người dân định cư trên bờ. Vì thế, dù là người đã lên bờ hay những người ở dưới bến sông đều giữ nét văn hóa sông nước đặc trưng. Đặc trưng ẩm thực là những món ăn chế biến từ cá sông rồi đến ngư cụ như lưới, rọ tôm... do chính bàn tay họ làm ra... Nói riêng về tâm linh, làng vạn chài đã dựng một Thuyền Đình thờ thần Bạch Hạc Long Thần, Bách Nghệ Tiên Sư với ước nguyện những chuyến đi sông sóng yên, sông lặng, thu nhiều cá tôm, nghề chài lưới được sung túc quanh năm. Ông Luận cho biết: "Tết đến xuân về, chúng tôi cùng nhau dọn dẹp, trang trí lại Thuyền Đình đón năm mới với mong ước gặp nhiều may mắn, thành công. Mong ước lớn nhất của tôi trong năm Bính Thân là kiếm đủ tiền xây dựng nhà mới trên mảnh đất hơn 100m2 đã được Nhà nước cấp để sớm ổn định cuộc sống cho con, cháu…".

Không có nhiều thuận lợi như ở vạn Thắng Lợi, làng chài Vạn Vỹ ở xã Trung Châu (Đan Phượng) không được định cư, neo thuyền sống ở một nơi cố định. Do bãi sông ở Trung Châu bồi lở không ổn định nên ngư dân phải dạt đi nhiều nơi để thả lưới, neo thuyền. Trong căn nhà ọp ẹp nằm bên bãi Sông Hồng, Trưởng thôn Vạn Vỹ Nguyễn Văn Được tâm sự: Vạn Vỹ hiện còn 55 hộ dân với 249 nhân khẩu. Trong số đó, có khoảng 16 hộ đã mua đất ở trên bờ, hiện vẫn còn 33 hộ sống hoàn toàn trên sông nước.

Người làng chài chia mùa cá thành 2 "khúc" khác biệt. Thời gian dễ kiếm cá nhất là vào khoảng tháng Ba đến hết tháng Tám (âm lịch), sông có nguồn cá dồi dào, thời gian còn lại trong năm lượng cá kiếm được không đáng là bao. Cuộc sống của ngư dân còn nhiều khó khăn, cả vạn vẫn còn đến 5 hộ nghèo và nhiều người cuộc sống cũng chật vật lắm. Vài năm gần đây, bà con mạnh dạn, vay vốn để góp tiền mua tàu chở vật liệu xây dựng nên đến nay đã có 25 tàu lớn, còn tàu cá trung bình mỗi nhà có khoảng 2 thuyền. Bà con Vạn Vỹ nuôi hơn 20 lồng cá, nhưng ngặt nỗi phải dạt đi tứ xứ, từ các xã như Chu Phan, Thạch Đà (Mê Linh) đến Trung Hà, Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc)… chứ không được ở quê nhà.

Ông Được buồn rầu: Tôi vay mượn mãi mới mua được mảnh đất bãi này, dựng ngôi nhà để ở mà nay đã trả hết nợ đâu. Sổ đỏ cũng chưa được cấp. Nếu ngư dân có nhà, đất thì nhiều người sẽ có cơ hội làm giàu vì có tài sản thế chấp với ngân hàng để vay vốn. Hàng chục con tàu lớn kia người dân đều phải đi vay ở bên ngoài, lãi suất cao lại chịu rất nhiều áp lực. Số người ở Vạn Vỹ mua được nhà, đất trên bờ cũng là do tích cóp chứ cả Vạn Vỹ chưa ai được cấp đất bao giờ…

Tuy nhiên, cuộc sống của người dân đã thay đổi khá nhiều so với trước đây, trẻ nhỏ đã được đến trường đầy đủ, cuộc sống tuy còn khó khăn, nhưng đã no ấm hơn… Bà con tuy sống tản mát khắp nơi, nhưng khi làng có công, việc cần họp bàn, tôi lại gọi điện để họ về. Vạn Vỹ không có nơi hội họp nên nhà của tôi chính là nơi tụ họp của bà con. Với cái Tết, ngư dân cũng đơn giản lắm. 30 Tết bà con mới lập ban thờ, có quả bưởi, nải chuối thắp hương, cầu mong "trời yên, bể lặng" để thuận đường mưu sinh…

Chia tay hai vạn chài, trong tôi vẫn đọng lại câu nói của ông Được: An cư mới mong lạc nghiệp. Hàng chục năm qua, chúng tôi vẫn ước nguyện được Nhà nước cấp đất, mong được lên bờ ổn định cuộc sống. Khi lên bờ, người già được đi chùa cầu an, trẻ nhỏ được đến trường thuận lợi. Cuộc sống lênh đênh sông nước nay đây mai đó, được lên bờ vẫn là khát vọng nhiều đời của ngư dân. Cái khát vọng ấy vẫn da diết, mạnh mẽ…

Báo Hà Nội mới, 04/02/2016
Đăng ngày 04/02/2016
Thiện Mỹ - Chí Kiên
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 10:00 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 10:00 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 10:00 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:00 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:00 20/04/2024