“Săn” tôm trên hồ Thác Bà

“Săn” tôm trên hồ Thác Bà đã trở thành một nghề nuôi sống hàng chục, hàng trăm hộ dân sống quanh vùng hồ. Hồ Thác Bà không chỉ là "nguồn than trắng vô biên", là nguồn nước ngọt lành nuôi vô vàn tôm cá, mà miền trời xanh - rừng đảo xanh - nước xanh này còn nhiều điều kỳ thú hấp dẫn các nhà khoa học, nhà đầu tư và du khách, để khám phá thêm vẻ đẹp của vùng non nước kỳ vĩ này.

săn tôm

Như đã hẹn, 9 giờ sáng chúng tôi có mặt tại bến tôm Tân Minh để cùng anh Bùi Văn Tâm - một người đã có thâm niên hơn 20 năm lênh đênh trên hồ Thác Bà và gắn bó với nghề đi thu mua tôm trên hồ. Tân Minh được gọi là bến tôm vì đây là nơi tập kết tôm của các tàu, thuyền, các chủ mua tôm ở khắp vùng hồ để rồi theo thương lái đi tiêu thụ ở khắp nơi. Chiếc thuyền rẽ sóng xuất bến, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình.

Là người cởi mở, trên hành trình ấy anh Tâm chia sẻ với chúng tôi đủ chuyện từ chuyện đời, chuyện nghề, chuyện của những ngày đầu lênh đênh trên sóng nước. Rằng, trước đây, anh cũng đi đánh rọ tôm cùng những người trong làng, thấy nguồn tôm trên hồ rất phong phú, chất lượng thịt thơm, ngon, được khách hàng ở Hà Nội ưa chuộng, anh bàn với những người bạn của mình cùng đầu tư mua rọ, sắm thuyền để cho những hộ không có điều kiện đầu tư đi đánh rọ tôm trên hồ, còn anh làm nhiệm vụ thu mua bán cho thương lái. Theo anh Tâm, đầu tư một thuyền đi đánh rọ tôm cũng phải mất trên dưới 10 triệu đồng, đây là số tiền tương đối lớn mà không phải người dân nào ở vùng hồ này cũng có đủ để sắm thuyền, rọ đi “săn” tôm.

Được đi, được sống, được cảm nhận và được thấy công việc của những người đánh rọ tôm trên hồ Thác Bà mới hiểu được những giọt mồ hôi, những vất vả trong công việc của họ.

Từ tờ mờ sáng, những người dân này đã phải lên thuyền đi thu rọ tôm, mỗi thuyền có từ 1.000 - 1.500 rọ, mỗi rọ nhấc lên nhiều thì được từ 10 - 15 con tôm, rọ ít thì được 2 - 3 con. Tuỳ theo ngày, họ có thể thu được từ 2 - 5 kg với giá bán từ 60 - 100 nghìn đồng/ kg, ngày nhiều mỗi người có thể thu được từ 300 - 500 nghìn đồng, ngày ít thì chỉ khoảng 100 ngàn đồng. Thu nhập của họ cũng bấp bênh như con thuyền trên sóng nước.

Việc đầu tư đầy đủ một chiếc thuyền đánh rọ tôm như vậy cũng mất từ 7 - 10 triệu đồng do người thu mua tôm ứng trước rồi trừ dần vào sản lượng tôm đánh bắt được hàng tháng. Đối với những người đánh rọ tôm xa bờ, một hai tuần mới lên bờ một lần, mọi sinh hoạt đều trên chiếc thuyền nan, nếu cần mua sắm vật dụng những người đi thu mua tôm như anh Tâm sẽ cung cấp. Hàng tháng, hai bên sẽ cộng sổ và thanh toán vào một ngày cố định.

Tôi gặp anh Hoàng Văn Lành người xã Mông Sơn khi đang cân tôm cho thuyền anh Tâm. Từ sáng tinh mơ đến thời điểm đó là 10 giờ sáng với hơn 1.000 rọ, hai vợ chồng anh Lành thu được gần 4 kg tôm. Lau khuôn mặt ướt nhẹt nước, anh Lành bảo: “Đất này, nếu không đi hồ đánh tôm vợ chồng tôi cũng không biết làm gì. Đất ruộng rất ít, đất nương không có. May nhờ có con tôm còn có tiền để lo cho các cháu ăn học dù việc đánh tôm không còn được thuận lợi như trước”.

Qua tìm hiểu, tôi được biết việc làm mồi nhử tôm cũng đơn giản. Họ phải dùng cá tươi nấu lên trộn với bột sắn rồi viên vào để làm mồi tôm. Gần đây có thông tin một số người dân vùng hồ trộn lẫn xi măng để làm mồi tôm đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm đánh bắt trên hồ Thác Bà. Anh Lành chia sẻ: “Đúng là có một số hộ dân làm mồi như vậy đấy, vì mồi tôm mà có xi măng sẽ lâu tan trong nước, mồi sẽ dùng được lâu hơn.

Khi được những người mua tôm khuyến cáo vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, tôm tiêu thụ chậm, họ đã không dùng mồi như vậy nữa mà chỉ dùng các loại mồi truyền thống là cá tươi trộn với bột sắn thôi”.

tiêu thụ tôm
Vận chuyển tôm đi tiêu thụ.

Theo anh Lành, có hai phương pháp bắt tôm là rải rọ ven bờ và đánh dây, có nghĩa là người ta nối hàng ngàn giỏ với nhau bằng một sợi dây thừng. Khi đi vớt họ sẽ nhấc dây lên, đổ tôm ra thuyền rồi lại thả xuống nước. Phương pháp đánh bắt theo dây chỉ dùng cho những hộ đánh bắt quy mô lớn. Thời gian qua, nhờ sự vào cuộc tích cực của chính quyền các địa phương có diện tích mặt nước hồ mà chuyện đánh bắt tôm, cá bằng kích điện, nổ mìn đã không còn nên nguồn lợi thủy sản trên hồ đã dần được hồi sinh.

“Đây là niềm vui đối với những người nông dân suốt ngày bán mặt cho nước, bán lưng cho trời như chúng tôi” - sau câu chuyện với tôi, anh Lành đã đi bắc bếp, chuẩn bị bữa cơm trưa để kịp thời gian đi thả rọ tôm vào buổi chiều.

Theo anh Bùi Văn Tâm, chưa có con số cụ thể nào thống kê số người đánh rọ tôm trên hồ Thác Bà vì số lượng người đánh bắt không cố định nhưng số lượng những người đầu tư thuyền đi thu mua tôm như anh thì có khoảng trên 10 người. Việc thu mua tôm trên hồ Thác Bà kéo dài từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều để các tàu cập bến, lọc tôm và bán cho thương lái chuyển về Hà Nội lúc 5 giờ chiều. Trung bình, mỗi ngày một tàu thu mua được từ 50 - 70 kg tôm. Dẫu vậy, anh Tâm và những người đánh rọ tôm đều khẳng định sản lượng tôm trên hồ Thác Bà vẫn còn rất nhiều.

Sau gần 5 giờ đi từ bến Tân Minh, qua Cảm Ân, Bảo Ái lên Cảm Nhân, chiếc thuyền của anh Tâm cũng kịp quay về bến đúng giờ quy định để lọc tôm, chuyển tôm bán cho thương lái. Gần 3 giờ chiều, bến tôm Tân Minh nhộn nhịp, đông vui. Mỗi người một công đoạn khác nhau nhưng khớp vào như một guồng máy đã được định hình trước để những con tôm của vùng hồ được về Hà Nội đến tay người tiêu dùng vẫn còn tươi rói.

Báo Yên Bái, 05/2/2016
Đăng ngày 08/02/2016
Mạnh Cường
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:13 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:13 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:13 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:13 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:13 29/03/2024