Xuân trên biển quê hương

Xa gia đình trong những ngày Tết là điều không ai muốn, nhưng để có một mùa biển ấm no sung túc, và hơn cả, đó là tình yêu biển, trách nhiệm với nghề, nên những ngày Tết đến xuân về nhiều ngư dân vẫn cưỡi sóng vươn khơi.

tàu chuẩn bị ra khơi
Hàng trăm con tàu sẵn sàng mùa biển mới. Ảnh: VGP/Lưu Hương.

Thấy cờ Tổ quốc là thấy quê hương

Thông thường, sau chuyến biển cuối năm, ngư dân sẽ thu xếp sớm để trở về đón xuân cùng người thân, gia đình. Nhưng ở miền Trung, dịp cận Tết vẫn có hàng trăm con tàu rời bến nối đuôi nhau tiếp tục vươn khơi. Hành trình này đồng nghĩa với việc họ sẽ đón mùa xuân mới trên biển.

Khác với những chuyến đi thường ngày, trên những con tàu vươn khơi dịp Tết cũng rộn ràng mùa xuân với hoa tươi khoe sắc, bánh chưng, bánh tét xanh rờn và chút rượu nồng để vơi nỗi nhớ nhà.

Ngư dân trẻ Đinh Hữu Thắng (trú ở Vạn Rẽ, Khánh Hòa) cho biết: Ngư dân miền Trung thường đánh bắt tại ngư trường nam vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa và Trường Sa.

Đi biển trong ngày Tết thường là các ngư dân dày dạn sương gió, chứ với những người trẻ tuổi, hay lần đầu đi biển thì cảm giác rất cô đơn và nhớ người thân, nhớ đất liền…

Tuy nhiên, nỗi cô đơn đó sẽ bị đẩy lại đằng sau khi đã quen biển; nỗi buồn sẽ vơi đi bởi có sự tiếp sức, chia sẻ, động viên lẫn nhau không chỉ của bạn thuyền, mà còn của các thuyền bạn.

“Mùa xuân trên biển mênh mông tưởng như rất cô đơn, nhưng lại là nơi ấm áp tình người. Ở đó chúng tôi san sẻ cho nhau từng miếng bánh chưng, ly rượu, từng món đặc sản vùng miền mỗi quê hương. Chúng tôi cùng tâm sự về gia đình, về những trăn trở; chia sẻ những mong ước, kỳ vọng cho nghề biển”, anh Thắng tâm sự.

Ngư dân Nguyễn Hữu Thành (trú tại Sa Huỳnh, Quảng Ngãi), chủ tàu cá QN 98317-TS, có trên 7 năm đón Tết trên biển cho biết: Đêm Giao thừa các tàu sẽ ngừng khai thác, các tàu tập trung về một chỗ để cùng chào đón một mùa xuân đến trên quê hương. Trong khoảng khắc giao thời giữa năm mới và năm cũ, tiếng còi tàu và tiếng hò reo nói cười của các thuyền viên vang lên giữa vùng biển xa của Tổ quốc, họ trao gửi lời chào, lời chúc năm mới sức khỏe, mọi việc hanh thông… rồi anh em quây quần chúc nhau ly rượu, mở bánh chưng, bánh tổ, củ kiệu nhâm nhi; sau đó dùng bộ đàm gọi về nhà chúc Tết những người thân trong gia đình và cùng nhau lắng nghe Chủ tịch nước chúc Tết qua sóng radio.

kiểm tra lưới cụ
Ngư dân đang kiểm tra lưới cụ để việc đánh bắt đạt hiệu quả cao. Ảnh: VGP/Lưu Hương.

Thường thì ngư dân sẽ nghỉ ngơi cả ngày mùng 1 Tết, đến ngày mùng 2 bắt đầu khai thác lại, để ngày 6-8 dong buồm về bến.

Mỗi dịp đón xuân, tàu nào cũng thay lá cờ cũ bằng một lá cờ Tổ quốc mới tinh.

“Ngắm nhìn cờ Tổ quốc tung bay trên mỗi con tàu, lòng chúng tôi rộn ràng hơn, như thấy gia đình, quê hương nguồn cội. Đó là niềm kiêu hãnh, tự hào khẳng định đây là ngư trường, là vùng biển chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Mình phải quyết tâm giữ nghề, bám biển, giữ vững vùng chủ quyền biển đảo quê hương”, ông Thành tự hào cho biết.

Ước nguyện một mùa xuân no ấm

Xuân trên biển, ngoài giờ phút tiễn đưa năm cũ chào đón năm mới, với ngư dân, bữa cơm cúng đầu năm trên tàu phải chuẩn bị thật chu đáo, bởi đó là bữa cơm tri ân với biển, để biển khơi luôn đồng hành, phù hộ cho cả năm thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang.

Anh Bùi Văn Việt (Mộ Đức, Quảng Ngãi) chủ tàu cá QNg 97190 tâm sự: Chuyến đánh bắt trên biển trong những ngày Tết là để chuẩn bị cho thị trường sau Tết (thường từ 5-10 Tết Âm lịch), vì thế, thời gian chuyến đi biển này sẽ ngắn hơn bình thường, trung bình từ 8-10 ngày.

Từ trước đến nay, chuyến biển nào vào dịp sau Tết cũng cho kết quả tốt, giá bán cao hơn từ 2-3 lần ngày bình thường, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.

Theo giá thị trường dịp Tết, mỗi cân cá ngừ đại dương khoảng 120.000 đồng, có thời điểm lên đến 150.000 đồng, cá hố 300.000 đồng, cá thu 280.000 đồng… cao hơn mùa Tết năm ngoái 50% và cao hơn ngày thường gấp 3 lần, nên anh em bạn thuyền ai cũng hào hứng.

đón xuân trên biển
Ngư dân Quảng Ngãi trước hành trình đón xuân trên biển. Ảnh: VGP/Lưu Hương.

Theo nhiều ngư dân, trước đây do còn thiếu thông tin liên lạc, mỗi khi ra khơi dịp Tết thì cả nhà thấp thỏm lo âu, mong ngóng tin… Còn bây giờ, tàu nào cũng đã được trang bị máy dò tìm nguồn cá, thông tin liên lạc, lúc trời có bão, hay thời tiết không tốt thì đã có đài hướng dẫn, dự báo trước cả 10 ngày để ngư dân biết cập bờ, hoặc tìm nơi trú ẩn, nên không chỉ ngư dân, mà gia đình họ cũng yên tâm khi người thân ra khơi trong dịp Tết.

Xa gia đình trong những ngày Tết là điều không ai muốn, nhưng để có một mùa biển ấm no sung túc, và hơn cả, đó là tình yêu biển, trách nhiệm với nghề, nên những ngày này nhiều ngư dân vẫn cưỡi sóng vươn khơi.

Một mùa xuân mới lại về. Cầu mong trời yên biển lặng, nguồn hải sản dồi dào, để trên mỗi con tàu ngư dân ra khơi dịp xuân khi trở về đều chở nặng quà Tết của biển quê hương.

VGP, 07/02/2016
Đăng ngày 09/02/2016
Lưu Hương
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 03:32 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 03:32 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 03:32 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 03:32 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 03:32 26/04/2024