Đồng Tháp: Những tác động sâu rộng từ hiệp định TPP

Bất kỳ một hiệp định FTA nào cũng đều có những tác động nhất định. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được dự báo sẽ có những tác động sâu rộng, không những đối với kinh tế vĩ mô mà còn tác động đến từng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

xuất khẩu cá tra

Một số tác động rõ nét như: với sự gia tăng của thương mại nhiều chiều, đầu tư trực tiếp của các nước vào Việt Nam sẽ tăng mạnh; nhập khẩu tăng, người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ có lợi thế; thị trường rộng mở nhưng các nước có xu hướng áp dụng những hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất nội địa trong khi chất lượng hàng hóa của chúng ta chưa cao nên người sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn; các dòng thuế quan sẽ giảm về mức 0% dẫn đến doanh thu và thuế giảm; những rào cản phi thuế quan khác cũng phải cắt giảm; sự dịch chuyển lao động tự do chúng ta sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế lao động giá rẻ.

Đồng Tháp cũng phải chịu ảnh hưởng từ những tác động nêu trên, sẽ có những cơ hội và thách thức đan xen. TPP có hiệu lực thì ngành chăn nuôi sẽ kém lợi thế hơn khi thuế suất về mức 0% vì một số mặt hàng như thịt heo, thịt bò, thịt gà vịt của các nước trong TPP, đặc biệt là Mỹ và Úc có tính cạnh tranh cao về chất lượng và giá thành. Một số nông sản khác cũng sẽ gặp khó khăn nhưng ở mức độ nhẹ hơn vì đây là những sản phẩm mà chúng ta từng nhập khẩu như đậu nành, bắp, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm...

Đối với ngành thủy sản, Đồng Tháp có cá tra, cá ba sa và tôm hiện đang có lợi thế về điều kiện tự nhiên. Một số sản phẩm thủy sản của các doanh nghiệp xuất sang thị trường Nhật Bản và các thị trường khác đang phải chịu mức thuế cao thì có nhiều cơ hội mở rộng thêm thị phần khi mức thuế giảm về mức 0%; còn lại đa số các doanh nghiệp trong tỉnh xuất sang thị trường Mỹ hoặc các nước khác có thuế quan MFN hiện đã xấp xỉ bằng 0% hoặc đã loại bỏ theo FTA trong ASEAN hoặc ASEAN+ thì cơ hội không thay đổi nhiều. Thách thức của các doanh nghiệp trong tỉnh hiện nay vẫn là các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo Hiệp định SPS; quy tắc xuất xứ hàng hóa; các hàng rào kỹ thuật TBT (yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển,...) hoặc các biện pháp phòng vệ thương mại khác.

Với ngành hàng dệt may thì cơ hội nhiều hơn thách thức. Khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào dệt may, theo dự báo hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nguyên, phụ liệu, lĩnh vực may họ sử dụng các doanh nghiệp trong nước làm vệ tinh, vì vậy các doanh nghiệp dệt may trong tỉnh vẫn được chia sẻ lợi nhuận gia tăng do cắt giảm thuế quan mang lại. Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Tháp nói riêng, khi hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài còn được hưởng lợi từ việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và từng bước nâng cấp trong chuỗi cung ứng toàn cầu; tạo thêm việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động. Khó khăn tạm thời hiện nay của các doanh nghiệp tỉnh nhà là hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu may gia công, còn lệ thuộc nhiều vào nguyên, phụ liệu nhập khẩu với giá tương đối rẻ của Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN khác (những nước không tham gia TPP).

Nắm bắt, tận dụng thời cơ; biến thách thức thành cơ hội: tích cực, chủ động ứng phó với những khó khăn khi TPP có hiệu lực đang là yêu cầu cấp bách, đòi hỏi những tư duy năng động, sáng tạo của các sở, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp trong tỉnh hiện nay.

Đối với ngành chăn nuôi, tuy khó khăn có nhiều nhưng việc cam kết thuế quan về mức thuế suất 0% sẽ có lộ trình đối với Việt Nam. Theo cam kết cắt giảm thuế thì chúng ta có thời gian ít nhất 10 năm để chuẩn bị trước khi sức ép cạnh tranh thật sự tác động. Trong thời gian này, chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn trong việc tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn và khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện các hình thức liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Với ngành thủy sản, thời gian qua chúng ta đã có nhiều giải pháp ứng phó về chống bán phá giá, chống trợ cấp; các hàng rào kỹ thuật TBT. Công việc cần nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới là các doanh nghiệp nên liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến, khắc phục các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh; phối hợp chặt chẽ với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long triển khai tốt và đồng bộ các khâu quy hoạch, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu; quản lý tốt con giống, dịch bệnh, môi trường, chi phí; đầu tư hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật, hoàn chỉnh chuỗi giá trị, đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia chuỗi.

Với ngành dệt may, tùy theo điều kiện về vốn, trình độ đội ngũ cán bộ của từng doanh nghiệp mà có chiến lược chuyển dần từ phương thức gia công xuất khẩu sang sản xuất theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) hoặc ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán thành phẩm) hoặc mạnh dạn làm theo mô hình OBM (sản phẩm gắn với thương hiệu của doanh nghiệp). Những phương thức nêu trên thật sự không dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng đó là hướng đi tất yếu để có thể đạt được mục tiêu tăng thêm giá trị gia tăng, lợi nhuận và sức cạnh tranh.

Hiệp định TPP và các hiệp định FTA khác như FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - EU, FTA Việt Nam - Liên minh Hải Quan Nga - Belarus, KazaKhstan, FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu, trong tương lai đều là những liều vacxin quý, nếu cơ thể có sức đề kháng tốt thì chúng ta khỏe mạnh và ngược lại. Nếu chúng ta có nhiều doanh nghiệp mạnh, có đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài thì tồn tại và phát triển bền vững và ngược lại. Vì vậy, các ngành, các địa phương, nhất là các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị, phải chủ động nắm bắt thời cơ, điều chỉnh kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của mình để phù hợp với xu hướng phát triển mới của thị trường.

Báo Đồng Tháp, 10/02/2016
Đăng ngày 11/02/2016
Ths. Phan Kim Sa
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 08:46 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 08:46 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 08:46 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 08:46 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 08:46 19/04/2024