Tiền Giang: Cần tăng cường quản lý kháng sinh trong nuôi thủy sản

Khi diện tích nuôi thủy sản thâm canh ngày càng được mở rộng thì nhu cầu sử dụng kháng sinh để trị bệnh động vật thủy sản là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng kháng sinh và sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khó lường cho sức khỏe người tiêu dùng và cho cả người nuôi trồng thủy sản. Do đó, việc nhận diện được mối nguy và thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ việc lưu thông, sử dụng kháng sinh là việc làm cấp thiết để xây dựng thương hiệu chất lượng thủy sản Việt Nam.

kháng sinh

Gây ra những tác hại khó lường

Những năm gần đây, mức độ thâm canh trong nuôi trồng thủy sản được đẩy lên mức cao nhưng do chất lượng con giống kém, ý thức phòng chống dịch bệnh của người nuôi thủy sản chưa cao nên dịch bệnh thủy sản ngày càng diễn biến phức tạp. Mặt khác, hầu hết người nuôi thủy sản sử dụng thức ăn công nghiệp, tuy nhiên việc quản lý thức ăn có lúc chưa chặt chẽ nên lượng thức ăn dư thừa cộng với chất thải của thủy sản nuôi thải ra ngoài làm cho môi trường nước ao nuôi ô nhiễm, tạo điều kiện cho sự phát sinh các mầm bệnh.

Trong số các bệnh của thủy sản thì nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây ra với những dịch bệnh có qui mô lớn. Thông thường, người ta sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh. Do việc sử dụng không đúng cách và quá nhiều các loại thuốc kháng sinh nên đã gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc (antibiotic resistence) và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong thịt thủy sản. Hiện nay, theo kết quả làm kháng sinh đồ trên cá bệnh do người dân đem đến tại Phòng kiểm nghiệm bệnh cá thuộc Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, trên 10 loại kháng sinh thường dùng phổ biến hiện nay như: Flofenicol, Oxytetracyline, nhóm sulfonamid… thì đa số các mẫu cá bệnh kháng với khoảng 7-8 loại kháng sinh, thậm chí có mẫu cá bệnh kháng với cả 10 loại kháng sinh được dùng làm kháng sinh đồ.

Mặc dù thuốc kháng sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chống lại nhiều bệnh tật cho con người và các loài động vật thủy sinh nhưng việc sử dụng bừa bãi trong nuôi trồng thuỷ sản có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây độc, biến đổi hệ vi khuẩn của người tiêu dùng hoặc làm cho người tiêu dùng cũng bị kháng thuốc. Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh là khả năng mà một sinh vật có thể chịu được tác động của các loại kháng sinh. Các gen kháng thuốc thường có sẵn trong các loài vi sinh vật tạo ra kháng sinh nhằm bảo vệ chúng khỏi tác động của thuốc kháng sinh này. Những gen này có thể được hình thành trong các loài vi khuẩn thông qua sự trao đổi gen với một vi khuẩn tạo ra kháng sinh, do vậy chúng có khả năng tạo ra cơ chế làm trung hòa hoặc phá hủy các loại thuốc kháng sinh.

Trước những tác hại của dư lượng kháng sinh trong thực phẩm, nhiều quốc gia nhập khẩu thủy sản đã dựng lên các hàng rào kỹ thuật kiểm soát chặt chẽ dư lượng kháng sinh trong thủy sản. Vừa qua, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phải cảnh báo về việc Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng - Ủy ban Châu Âu (EC) đã có thông báo tình hình các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo các chỉ tiêu hóa chất kháng sinh khi xuất khẩu vào thị trường EU… Cơ quan thẩm quyền của châu Âu cũng cảnh báo sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát bổ sung để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng khu vực này, kể cả việc cấm nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam.
Tại nhiều nước, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản là rất hạn chế, bởi vì đây là một loại thuốc dùng để chữa bệnh cho người. Rất khó có thể có được những số liệu đáng tin cậy về tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản. Tại Na-Uy, trong năm 1990, có khoảng 50 loại kháng sinh được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản và gần gấp đôi số lượng thuốc được sử dụng cho con người trong năm đó. Tình hình cũng diễn ra tương tự đối với các nước đang phát triển.

Cơ chế của sự kháng thuốc

Trong tự nhiên, có một số loài vi sinh vật có sẵn khả năng chịu được một số loại kháng sinh nhất định. Sự kháng thuốc kháng sinh có thể coi như là đặc tính vốn có hoặc có thể được hình thành của các vi sinh vật này. Có nhiều cách khác nhau gây ra sự kháng thuốc của vi sinh vật. Một số loại kháng sinh nhất định, chẳng hạn như penicillin chỉ tác dụng lên lớp vỏ tế bào nên có thể không có hiệu quả đối với những vi sinh vật không có vỏ tế bào (ví dụ như Mycoplasm không có lớp vỏ tế bào đặc trưng). Một số vi sinh vật có khả năng làm biến đổi thuốc kháng sinh làm cho nó mất hoạt tính (Ví dụ vi khuẩn Staphylococcus sinh β-lactum làm gãy vòng β-lactum của hầu hết các penicillin và làm chúng mất hoạt tính).

Các vi sinh vật cũng có thể thay đổi cách thức trao đổi chất khi bị một loại kháng sinh kiềm chế, do vậy chúng có thể kháng lại loại kháng sinh đó. Các vi sinh vật cũng có thể đào thải một loại kháng sinh ra khỏi tế bào, do vậy nó trở nên có khả năng kháng loại kháng sinh đó… Thông thường, hình thức kháng thuốc là do sự đột biến trong các gen nhiễm sắc thể. Tần số xuất hiện của loại đột biến này là rất thấp (từ 10-5 đến 10-7) và thường xuất hiện khi vi khuẩn chịu một hàm lượng kháng sinh nhỏ hơn mức có thể tiêu diệt được chúng. Hình thức kháng thuốc tương tự có thể xảy ra trong môi trường thuỷ sinh khi vi khuẩn chịu một lượng kháng sinh nhỏ hơn mức có thể tiêu diệt chúng do việc sử dụng kháng sinh không đúng cách và những kháng sinh bị tan ra từ những thức ăn có trộn thuốc.

Dưới những điều kiện trên, sự kháng thuốc được hình thành là do sự thay đổi hoạt tính ban đầu của thuốc hoặc làm giảm sự hình thành các enzyme chủ chốt, do vậy làm giảm tác dụng của thuốc. Sự kháng thuốc kháng sinh được hình thành gián tiếp qua các gen trên nhiễm sắc thể của vi sinh vật không dễ dàng được di truyền lại. Sự kháng thuốc hình thành gián tiếp thông qua thể R-plasmit (R-plasmid-mediated-resistance), các R.plasmit có các gen được mã hoá theo các enzym mới làm mất hoạt tính của thuốc. Các R-Plasmit có thể làm trung gian cho sự kháng một hay nhiều loại thuốc kháng sinh thông qua các gen mã hoá theo cơ chế bất hoạt hoá một hay nhiều loại kháng sinh. Hình thức kháng thuốc gián tiếp thông qua R-plasmit có khả năng di truyền.

Biện pháp để kiểm soát vấn đề này có thể là nghiên cứu các loại thuốc kháng khuẩn mới, có thể tiến hành theo 2 cách. Thứ nhất là tạo ra loại tương tự với những thuốc kháng khuẩn hiện có nhưng dễ làm hơn và hiệu quả hơn. Lý do là những hợp chất mới được làm nhại lại theo những hợp chất cũ và có thể đoán trước được tác dụng của nó. Những hợp chất mới có thể có tác dụng mạnh hơn những hợp chất ban đầu. Xu hướng thứ hai là hình thành các loại thuốc kháng khuẩn mới. Rất khó đồng nhất hoá được do chúng ta phải phân lập chúng từ các nguồn trong tự nhiên hoặc là phải tự tổng hợp được với số lượng lớn. Những thuốc mới được sản xuất như vậy phải có tác dụng với những cấu trúc vi khuẩn cụ thể và đối với những vi sinh vật cụ thể, phải ít độc với những sinh vật cao cấp hơn, đồng thời về mặt cấu trúc không được giống với những hợp chất hiện tại. Bằng cách này có thể loại trừ được hiện tượng kháng thuốc hiện tại.

Biện pháp quản lý kháng sinh trong thủy sản                 

Trong điều trị bệnh thủy sản chỉ nên sử dụng kháng sinh khi không còn phương cách nào khác để kiểm soát những vụ dịch bệnh, bởi vì việc sử dụng bừa bãi các kháng sinh sẽ dẫn đến việc hình thành hệ vi sinh vật kháng thuốc kháng sinh, đồng thời làm hủy diệt hệ vi sinh vật tự nhiên vốn là nguồn gốc ban đầu của chu trình dinh dưỡng và sự khoáng hóa của vật chất hữu cơ. Việc sử dụng kháng sinh sẽ làm xáo trộn sự cân bằng vốn rất mong manh của môi trường thủy sinh, làm cho các sinh vật nuôi phải chịu nhiều điều kiện khắc nghiệt hơn. Nếu buộc phải dùng kháng sinh thì chúng ta phải sử dụng với liều lượng cao hơn một chút và trong một thời gian đủ dài. Nếu có thể, nên kết hợp các loại kháng sinh có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, thức ăn có trộn kháng sinh để điều trị bệnh cần phải được làm thành dạng viên.

Những biện pháp trên không chỉ giúp cho việc loại trừ các vi sinh vật gây bệnh mà còn giảm nguy cơ hình thành các vi sinh vật kháng thuốc trong các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản. Khi kiểm soát việc lây nhiễm khuẩn thì cần phải duy trì được những điều kiện sống thích hợp trong các đầm nuôi tôm và cá, đồng thời cũng phải áp dụng những biện pháp phòng bệnh như sử dụng vắc xin và các chất kích thích miễn dịch. Vì vậy trong nuôi thủy sản phương pháp làm hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong việc điều trị phải đặc biệt chú ý đến khâu chọn cá giống, chọn những con cá giống phải cùng đàn, cùng lứa tuổi, có màu sắc tốt, không hoặc ít sử dụng kháng sinh trong quá trình ương giống thủy sản.

Bên cạnh đó khâu quản lý môi trường nước cũng rất quan trọng vì làm tốt khâu này thì sẽ tạo cho cá có môi trường sống được sạch, cá sống khỏe làm cho khả năng miễn dịch cao ít bệnh thì người nuôi sẽ ít phải sử dụng kháng sinh, hạ giá thành sản phẩm, nếu buộc phải sử dụng kháng sinh thì chúng phải có nồng độ cao hơn một chút và đủ thời gian. Nếu có thể nên kết hợp các loại kháng sinh khác nhau (không nên phối hợp quá 02 loại kháng sinh cùng lúc trong điều trị bệnh, khi phối hợp cần phải biết công dụng của kháng sinh để mang lại hiệu quả) thì sẽ loại trừ các vi sinh vật gây bệnh mà còn làm giảm nguy cơ hình thành các vi sinh vật kháng thuốc trong ao nuôi thủy sản.

Hiện nay hầu như các hộ nuôi cá tra thâm canh điều phải sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh, tuy nhiên người nuôi phải nắm rõ kháng sinh nào nằm trong danh mục cho phép sử dụng, kháng sinh nào hạn chế sử dụng và kháng sinh nào không cho phép sử dụng (theo Thông tư số 15/TT-BNNPTNT ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) để từ đó có sự lựa chọn loại kháng sinh phù hợp với từng loại bệnh. Lưu ý phải ngưng sử dụng kháng sinh ở giai đoạn tháng cuối vì sẽ tồn lưu trong cơ thể cá gây khó khăn cho người nuôi khi xuất bán cũng như xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài do ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết nhưng hệ quả của nó đem lại là không nhỏ, với việc sử dụng kháng sinh như hiện nay sẽ làm cho hệ vi sinh vật và động thực vật thủy sinh trong tự nhiên bị hủy diệt làm mất cân bằng môi trường thủy sinh, làm giảm sức chứa của môi trường tự nhiên kéo theo một hệ quả tất nhiên là sự ô nhiễm môi trường, điều này sẽ có tác động rất xấu đối với vật nuôi. Kháng sinh tồn tại trong môi trường nước cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài của người dân trong vùng nuôi thủy sản.

Tiền Giang, 09/02/2016
Đăng ngày 13/02/2016
Thành Công
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 01:04 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 01:04 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 01:04 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 01:04 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 01:04 25/04/2024