Cá chết hàng loạt do nước nhiễm hóa chất

Ngày 12-2, nhiều người dân làng bè mới gượng dậy nổi sau mấy ngày nằm liệt kể từ khi cá nuôi của họ bỗng nhiên đột ngột chết sạch.

cá chết trắng
Cá bè của một hộ dân trên sông Cái Vừng chết hàng loạt - Ảnh: Đ. Vịnh

Ngày xuân làng bè hầu như không có cái tết, nhà nào cũng buồn hiu, vắng lặng. “Cá chết sạch trơn, nợ mua thiếu thức ăn 200 triệu đồng không có tiền trả, không còn vốn để nuôi lại, tới đây không biết làm gì để sống nữa” - bà Nguyễn Thị Em (Long Hòa, Phú Tân, An Giang) thở dài não ruột.

Bên kia sông, làng bè thuộc xã Phú Thuận A, Hồng Ngự (Đồng Tháp) cũng chìm trong cảnh đìu hiu. “Mỗi hộ nuôi vài ba bè, cá đều chết sạch, mất trắng hàng trăm triệu đồng, nhiều người ngất lên xỉu xuống. Trước mắt là cảnh nợ nần ngập đầu nên chẳng ai màng ăn tết nữa” - ông Nguyễn Văn Thành, trưởng trạm thủy sản Hồng Ngự, cho hay.

Trước đó liên tiếp trong ba ngày từ 4 đến 6-2, cá nuôi trong các lồng bè trên sông Cái Vừng giữa Hồng Ngự và Phú Tân bất ngờ chết sạch, gây thiệt hại cho nông dân khoảng 25 tỉ đồng. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, trên địa bàn huyện Phú Tân có 120 bè với lượng cá các loại bị chết hơn 630 tấn. Còn tại huyện Hồng Ngự, theo trạm thủy sản huyện này, có 54 bè nuôi với lượng cá chết 150 tấn.

Theo người dân, cá chết do nước sông bị nhiễm độc bởi hóa chất. Tại đoạn sông thuộc xã Long Hòa - nơi đầu tiên xuất hiện cá chết đột ngột, có nhà máy của Công ty CP Toàn Cầu làm gạo xuất khẩu, quá trình sản xuất sử dụng nhiều nước để nấu và chế biến sản phẩm.

Ngay khi xảy ra cá chết, PV Tuổi Trẻ cùng đoàn công tác của tỉnh nhận thấy nhiều đường ống của nhà máy đang xả nước thải thẳng xuống sông. Ngay sau đó cá trong các bè từ đoạn sông này trở về phía hạ lưu tới ngã ba sông Tiền bị chết hàng loạt và kéo dài tới ngày 6-2.

Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang đã lấy mẫu nước để phân tích. Kết quả trong thành phần nước lấy tại nơi cá chết có gốc nitric (NO2) - vượt mức trung bình 2,6 - 11 lần, phosphat (PO4) - vượt 1,6 lần, hàm lượng DO (oxy hòa tan) thấp hơn mức trung bình 1,5 lần...

“Ở trong nước có khá nhiều hóa chất công nghiệp. Với nước sông có thành phần như thế, cá không thể sống được” - ông Trần Anh Thư, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, đánh giá.

UBND tỉnh An Giang chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường, Cảnh sát môi trường tỉnh điều tra xác định nguồn gốc hóa chất được thải ra từ đâu. Đại tá Dương Thanh Hải, trưởng Phòng cảnh sát môi trường Công an An Giang, cho hay đã mời cán bộ quản lý và kỹ thuật của Công ty CP Toàn Cầu làm việc, hiện tiếp tục điều tra làm rõ.

Tuổi trẻ, 13/02/2016
Đăng ngày 14/02/2016
Đức Vịnh
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 22:44 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 22:44 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:44 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 22:44 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:44 29/03/2024