Biến đổi khí hậu ở ĐBSCL: Loay hoay chờ giải pháp

Thời tiết ngày càng cực đoan, lũ bất thường, xa dần với những quy luật trước đây; xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội đồng; thời tiết nóng - lạnh bất thường, áp thấp nhiệt đới gây mưa kéo dài… Nhiều nhà khoa học và lãnh đạo các tỉnh thành ĐBSCL đều thừa nhận: Biến đổi khí hậu (BĐKH) không còn ở thì tương lai mà đã và đang diễn ra...

ung-pho-bien-doi-khi-hau
Cần có thủy lợi hợp lý để duy trì vùng nuôi tôm càng xanh ở ĐBSCL trước bối cảnh BĐKH ngày càng gia tăng.

Lạm dụng xây đập, đê biển?

ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 4 triệu ha, địa hình bằng phẳng và thấp; bị ảnh hưởng của thủy triều và xâm nhập mặn hàng năm với diện tích nhiễm mặn lên tới 1,7 triệu ha. Theo kịch bản BĐKH của Việt Nam, đến cuối thế kỷ này, nhiệt độ trung bình ở ĐBSCL có thể tăng thêm 1,3 - 2,8 độ C, mưa có thể tăng 4 - 8%, nước biển dâng theo kịch bản thấp là 66cm, cao là 99cm. Nước biển dâng cao 1m có thể làm 39% diện tích ở ĐBSCL bị ngập, 35% dân số bị ảnh hưởng. “Sự phát triển của ĐBSCL trong tương lai bị đe dọa vì đây là một trong những khu vực bị tổn thương nặng nề nhất của Việt Nam do tác động của BĐKH. BĐKH sẽ tạo thêm nhiều bất cập và nguy cơ lớn hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp trong vùng” - ông Bùi Ngọc Sương, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam bộ lo lắng.

Dưới góc nhìn của nhà khoa học, GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng: “Nhiệt độ không khí tăng, năng suất cây trồng có thể bị ảnh hưởng xấu, xuất hiện thêm mầm bệnh mới và côn trùng phá hoại. Mực nước thay đổi, mưa nhiều, nguy cơ lũ lụt cao. Trong khi mùa nắng bị khô hạn, xâm nhập mặn tiến xa vào đất liền. Tình hình ngày càng phức tạp”. Những cảnh báo trên đang là thực tế đang xảy ra. BĐKH còn tác động, gây ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học, gây ngập lụt ở các đô thị, cơ sở hạ tầng, đường giao thông, công trình công cộng, cấp nước, đời sống người dân ở nông thôn - nhất là vùng nhiễm mặn bị xáo trộn.

BĐKH đã được nói nhiều ở các hội thảo, trên phương tiện truyền thông…Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, vẫn còn nhiều người, trong đó có lãnh đạo một số địa phương chưa hiểu sâu về BĐKH. Một số cứ nghĩ đơn giản, thích nghi với BĐKH là xây đê, đập to, chạy dài ven biển là được. Song, các nhà khoa học lại băn khoăn việc xây đê, đập ven biển thì hệ thống rừng ngập mặn sẽ về đâu. Có ý kiến cảnh báo, xây hàng loạt đê ven biển có khi rơi vào cái bẫy “tiêu cực”. Vì không loại trừ khả năng sẽ có người thổi phồng sự kiện BĐKH để trục lợi! Chính vì vậy, xây dựng đê hay đập cần phải thảo luận kỹ.

Chờ sáng kiến, mô hình thích hợp

“Cần nhanh chóng có những giải pháp để tăng tính chịu đựng của ĐBSCL trước những tác động của BĐKH. Cụ thể, khôi phục lại các khu rừng ngập mặn ven biển và bảo tồn đa dạng sinh học. Cần tìm những hệ thống canh tác bền vững, sử dụng tổng hợp cây trồng, vật nuôi, thủy sản; lai tạo giống cây trồng chịu nhiệt, chịu ngập úng, mặn, chống chịu các loại sâu bệnh mới. Quan trọng hơn, phát triển nông nghiệp và thủy sản một cách bền vững ở ĐBSCL cần một tư duy đổi mới, với hướng công nghiệp hóa trong chuỗi giá trị sản xuất từng loại nông, thủy sản độc đáo của từng vùng sinh thái, để tránh tối đa những rủi ro có thể làm tăng thêm nguy cơ BĐKH” - GS-TS Võ Tòng Xuân đề xuất.

Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, cần tiếp tục nâng cấp các tuyến đê sông, đê biển, hệ thống thủy lợi hiện hữu nhằm chủ động nguồn nước và chất lượng nước. Từng bước liên kết các dự án thủy lợi riêng lẻ hiện nay thành những dự án lớn hơn, đáp ứng được khả năng thích nghi với BĐKH, nhất là các dự án thủy lợi ven biển với dự án thủy lợi nội đồng.

Nhà nước cần đầu tư cho một số nghiên cứu cấp bách hiện nay như nghiên cứu khả năng chịu đựng của các hệ thống thủy lợi hiện hữu bị ảnh hưởng BĐKH gồm các công trình: Nam Măng Thít, Ba Lai, Gò Công… đánh giá tổn thương và khả năng phục hồi. Nghiên cứu ảnh hưởng BĐKH đến các vùng ngập nông, rìa vùng ngập lũ; hướng thích nghi với BĐKH ở vùng nông thôn - nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu xây dựng các mô hình điểm, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu theo hướng thân thiện môi trường, phù hợp với BĐKH cho các công trình: đê, kè, bảo vệ đê biển, cống, kênh… Cần xây dựng khung pháp lý để thiết lập các mô hình quản lý nước với quy mô lớn; không bị giới hạn bởi ranh giới tỉnh để chủ động điều tiết nước. Có thể hình thành các ban quản lý nước Nam sông Hậu, Vĩnh Long - Trà Vinh, Tiền Giang - Long An…

Trong bối cảnh BĐKH ngày càng khốc liệt, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, ĐBSCL đang chờ đợi tiếng nói phản biện của các nhà khoa học về các công trình đã và dự kiến sẽ xây dựng, cũng như các sáng kiến, mô hình để thích ứng với BĐKH.

Sài gòn giải phóng
Đăng ngày 19/08/2012
Khoa học

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 03:13 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 03:13 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 03:13 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 03:13 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 03:13 20/04/2024