Sóc Trăng: Sản lượng tôm nuôi sẽ vượt chỉ tiêu

Vụ nuôi tôm năm nay, dự kiến sản lượng sẽ vượt 60.000 tấn so kế hoạch. Điều kiện môi trường, thời tiết đầu vụ tuy có khó khăn, một số vùng nuôi ở TX. Vĩnh Châu xảy ra thiệt hại, nhưng khi vào chính vụ thời tiết khá thuận lợi nên tôm phát triển tốt, tỉ lệ thiệt hại giảm thấp.

san luong tom nuoi
Tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

Đến nay sản lượng đã đạt trên 51.000 tấn và các vùng nuôi đang thu hoạch rộ nên sản lượng tôm tăng lên từng ngày. Hiện nay diện tích thu hoạch tôm được gần 18.000 ha và còn khoảng 15.000 ha đang thả nuôi, đa phần là tôm thẻ chân trắng nên sản lượng tôm sẽ còn rất cao. Phấn khởi là năm nay giá tôm tăng đột biến ngay từ đầu vụ, hiện vào cao điểm vụ thu hoạch mà tôm thẻ chân trắng loại 100 con 1 kg có giá 102.000 đồng, tôm sú 20 con 1 kg lên đến 260.000 đồng, nên người nuôi tôm rất phấn khởi. Theo các doanh nghiệp chế biến, giá tôm kích cỡ vừa và nhỏ tăng 60% so với năm rồi, đặc biệt loại dưới 30 con 1 kg giá tăng đến 75%.

Mức độ thiệt hại vụ nuôi năm 2013 gần 30%, chủ yếu là thời điểm đầu vụ, bà con đã thận trọng hơn khi chọn thời điểm thích hợp để thả giống, kỹ thuật chăm sóc chặt chẽ, các biện pháp nuôi tôm 2 giai đoạn, nuôi cá rô phi trong ao lắng, nuôi ghép cá rô phi trong ao tôm cũng được áp dụng phổ biến, nên mức độ thiệt hại giảm đáng kể. Người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã ứng dụng đồng bộ nhiều biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa bệnh, các hình thức xử lý môi trường, cải tạo ao nuôi,… Trong khó khăn chung thì ý thức bảo vệ môi trường, biện pháp nuôi an toàn đã được phát huy và hiệu quả mang lại cho người nuôi khá tốt. Biện pháp nuôi tôm 2 giai đoạn đã được bà con ở Mỹ Xuyên ứng dụng tốt, nhiều hộ đang tập trung chuyển đổi quy trình nuôi, bởi vừa giúp người nuôi hạn chế chi phí, vừa đảm bảo tốc độ phát triển.

Ông Trần Văn Chính - xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Biện pháp nuôi này hiệu quả hơn, trước đây có 1 ao nuôi tràn lan việc quản lý rất khó, hiện bà con đã chia nhỏ diện tích ao nuôi, sẽ hạn chế rất nhiều dịch bệnh và tính ra chi phí ít tốn hơn, mà hiệu quả lại rất cao”. Thạc sĩ Võ Văn Bé - Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến Nông Sóc Trăng có đánh giá sau: “Diện tích thiệt hại tôm của Sóc Trăng rất ít so với các tỉnh khác, bí quyết thành công nhất là do chúng ta đã chọn được thời điểm thích hợp để thả giống, tránh mùa cao điểm dịch bệnh và có kết quả như mong muốn. Hơn nữa qua 2 năm thiệt hại ý thức của bà con đã được nâng lên rất cao và trong năm nay một số mô hình như mô hình nuôi tôm an toàn sinh học, luân canh tôm lúa, nuôi các rô phi đã được áp dụng thành công trên các ao nuôi, đem lại thành công cho bà con”.

Phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng thay cho tôm sú đang phát triển rất mạnh, vì bà con vẫn nghĩ tôm thẻ chân trắng dễ nuôi hơn. Trong điều kiện nuôi khá thuận lợi, giá tôm thương phẩm tăng cao, nên tác động đến hình thức nuôi tăng vụ, tăng mật độ, mà điều đó sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ thiệt hại. Ông Nguyễn Văn Bá - xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên nói: “Qua nhiều lần thiệt hại bà con ở đây đã rút ra kinh nghiệm là nếu cứ thả giống tiếp tục trên phần ao đã bị thiệt hại thì nguy cơ tôm chế trắng rất cao, do đó hiện bà con đã thận trọng hơn rất nhiều”. Ông Ngô Công Văn - xã Hòa Tú 2 cho rằng: “Nuôi tôm sú thì có thể nuôi thưa kéo dài thời gian, có thể kết hợp luân canh tôm – lúa, mang lại hiệu quả cân bằng môi trường hơn. Còn tôm thẻ thì bà con liên tiếp qua các vụ sẽ dần làm mất cân bằng môi trường, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao”.

Thời tiết thuận lợi, các yếu tố biến động môi trường ao nuôi cũng hạn chế, nên đa phần nuôi tôm thẻ chân trắng hay tôm sú cũng thuận lợi như nhau, do giá tôm cỡ nhỏ giá cao nên tôm thẻ chân trắng thiệt hại ở thời điểm 2 tháng tuổi người nuôi vẫn có lãi, điều này khiến hộ nuôi tiếp tục tăng vụ. Tình hình này sẽ làm cho môi trường ao nuôi, vùng nuôi nhanh chóng ô nhiễm và những vụ nuôi tiếp theo bà con phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.

PT-TH Sóc Trăng
Đăng ngày 17/10/2013
Văn Hòa
Nuôi trồng

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:51 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:51 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:51 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:51 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:51 29/03/2024