Anh kỹ sư mê... cá kiểng

Tốt nghiệp đại học thủy sản, với niềm đam mê cá kiểng, anh Nguyễn Quang Vinh (SN 1985), tận dụng 2.000m2 đất vườn tạp của cha mẹ vợ cho tại ấp Kinh Mới (xã Mỹ Thuận- Bình Tân) mở trại ương nuôi và ép cá kiểng.

me ca kieng
Nguyễn Quang Vinh đang chăm sóc ao ép cá kiểng.

Từ giữa năm 2011, Vinh bắt đầu khai phá khu vườn tạp, thuê xe cuốc đào ao, làm hệ thống bơm nước, hệ thống bơm ôxy… mất vài trăm triệu đồng. Mỗi tuần, Vinh chuyển cả ngàn con cá kiểng đến các đầu mối ở TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ.

Anh Nguyễn Quang Vinh quê ở huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, tốt nghiệp đại học Cần Thơ năm 2009, chuyên ngành thủy sản. Ra trường, anh làm việc tại một công ty chế biến và xuất khẩu cá tra ở tỉnh An Giang.
 
Sau gần 2 năm làm việc với mức lương trên 5 triệu đồng/tháng, anh xin nghỉ việc, về quê vợ đào ao nuôi- ép cá kiểng. Anh Vinh cho biết, do cả gia đình cha mẹ vợ nhiều năm qua đã di dời đến xã Tân Thành cho tiện việc làm ăn nên khu đất chừng 2 công cũng bị bỏ hoang từ dạo ấy, nên chẳng có huê lợi gì. 

Nhìn thấy địa thế của khu đất thuận lợi cho việc nuôi cá, đồng thời mơ ước về nghề nuôi cá kiểng vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí nên anh mạnh dạn quyết định về quê… nuôi cá.

Vinh cho biết, hiện cha mẹ đều định cư ở Mỹ. Khi anh học xong ra trường thì cha mẹ có ý định bảo lãnh nhưng anh không chịu đi, quyết định lập nghiệp ở quê hương mình. Và cha mẹ đã trợ vốn ban đầu cho vợ chồng anh đầu tư vào trại cá.

Tham quan trại ương nuôi cá kiểng của Vinh, chúng tôi không khỏi thích thú vì đi đến đâu cá kiểng đủ màu nổi lên từng đàn và bơi theo như chào đón khách. Từng loại cá chép Nhật, cá chép vàng đuôi dài, tai tượng da beo, bình tích… được thả riêng từng ao, nhưng có điểm chung là… thấy bóng người cứ nổi lên bơi theo từng đàn, từng đàn…

Chị Nguyễn Minh Thúy (SN 1989)- vợ anh Vinh- cầm thau thức ăn cho cá vừa rải xuống ao vừa trò chuyện. Thúy cho biết, do cho cá ăn mỗi ngày nên quen, cứ thấy bóng người là nổi lên lội theo, đi tới đâu chúng lội theo tới đó. “Em với anh Vinh học chung Trường Đại học Cần Thơ. Em học ngành kế toán tổng hợp, anh Vinh học thủy sản. Ra trường, em đi làm tới giờ, còn anh Vinh thì một mực đòi làm nghề ương ép cá kiểng. Lúc đầu cũng hơi lo, nhưng dần dần thấy vui quá, nhìn cá kiểng riết rồi cũng mê theo anh Vinh luôn… Chắc em đi làm để có kinh nghiệm vài năm rồi về phụ với ảnh luôn!”- Thúy chia sẻ trong niềm vui.

Cùng niềm đam mê với chồng, chị Thúy tranh thủ những ngày nghỉ làm, cho cá ăn để ngắm cá kiểng.

Vinh chia sẻ, đầu tư nuôi cá kiểng thật sự tốn kém nhiều chi phí. Với diện tích khoảng 2 công này, anh đã đầu tư trên 200 triệu đồng bao gồm chi phí đào ao, thiết kế mô hình, mua trang thiết bị, con giống, công thợ,… 

Nhưng nhờ nuôi đạt hiệu quả, nên giờ đây anh đã thu hồi trên 50% vốn đầu tư ban đầu. Mặc dù là một kỹ sư ngành thủy sản, nhưng khi bắt tay vào thực tế công việc thì có rất nhiều thứ phát sinh và gây khó khăn cho anh.

Mỗi một loại cá có một đặc tính khác nhau, và mỗi một giai đoạn sinh trưởng cũng yêu cầu phải có chế độ chăm sóc khác nhau. Vì vậy, chỉ với khoảng 5 loài, mà hầu như ngày nào anh Vinh cũng bận rộn từ sáng sớm đến tận chiều tối.
 
Do mô hình mới xây dựng, anh không có đàn cá bố mẹ, tất cả con giống là phải đi mua ở các trại giống mang về, rồi nuôi dưỡng từ 2 đến 4 tháng tùy loại, mới xuất bán. Nếu bỏ chi phí con giống, tiền thức ăn, chi phí nhân công và điện nước… mỗi con cá anh thu lãi từ 300- đến 1.000đ. 

Đó là khi tỷ lệ hao hụt thấp- dưới 5%, nếu tỷ lệ hao hụt cao thì khó có lời. Bởi vậy, anh Vinh quyết tâm vừa nuôi kinh doanh, vừa đầu tư đàn cá giống bố mẹ, gồm các giống như: tai tượng da beo, bình tích, hạc đỉnh hồng, chép Nhật,… để giảm bớt chi phí tiền con giống, vốn đã chiếm khoảng 50% giá thành mỗi con.

Điều đáng mừng là khoảng vài tháng nữa, đàn cá bố mẹ, tai tượng da beo sẽ đến tuổi sinh sản và năm tới trại của anh Vinh sẽ tự sản xuất được con giống này. Khi đó, sự đầu tư cho mỗi đợt nuôi đã giảm đáng kể, và lợi nhuận sẽ tăng lên.

Vinh cho biết, mỗi tuần xuất được khoảng 1.000 con cá kiểng các loại cho các đầu mối ở TP Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh. Hiện đàn cá của trại anh Vinh lên đến 250.000 con. Trong thời gian tới, với sự mở rộng thị trường và mở rộng quy mô sản xuất, con số đó còn có thể tăng lên gấp nhiều lần.

Đến nay, anh Vinh đã có đủ cơ sở để khẳng định rằng, quyết định của anh là hoàn toàn đúng đắn. “Có thể cuối năm nay hoàn vốn được thì em sẽ chuyển ao chìm thành ao nổi. Bước đầu vì chưa có vốn nhiều nên làm tạm vậy thôi, chứ lâu dài thì không được. Hiện ao chìm khó kiểm soát nên hao hụt nhiều do ếch nhái vào ăn; riêng mùa nước nổi kỳ này em phải trực bơm nước ra, vậy mà cũng bị tràn bờ. Em và vợ đang bàn tính bơm cát vào ao rồi xây hồ xi măng nổi trên mặt đất, chi phí cao hơn nhiều nhưng hao hụt ít và bền vững hơn”- Vinh tự tin cho biết kế hoạch của mình.

Người nuôi cá kiểng ngày càng nhiều, với nhiều cách chơi và nhiều chủng loại. Với cách nghĩ, cách làm, đầu tư đúng mức, chắc chắn Vinh sẽ còn vươn xa với nghề nuôi- ép cá kiểng…

Chị Nguyễn Thị Thủy- Chủ tịch Hội Làm vườn xã Mỹ Thuận:“Vinh là một trí thức trẻ về quê lập nghiệp và đã thành công. Đây là mô hình điểm của xã để thanh niên học tập lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất của mình và cũng thúc đẩy xã Mỹ Thuận sớm đạt tiêu chí xã nông thôn mới”.

 

Báo Vĩnh Long Online, 03/11/2013
Đăng ngày 04/11/2013
Bài, ảnh: Hùng Hậu
Nuôi trồng

6 loại cá cảnh dễ nuôi- Mang tài lộc vào nhà!

Các loài cá cảnh đẹp dễ nuôi đang được rất nhiều người tìm kiếm. Ngoài lợi ích mang lại tính thẩm mỹ cho không gian, đặt bể cá hợp phong thủy cũng sẽ giúp gia chủ rước tài lộc vào nhà.

Cá cảnh
• 10:55 06/01/2023

Nâng tầm "cá đại gia" - Cá chép Koi Việt Nam

Nghề nuôi cá chép Koi đang giúp hàng trăm hộ dân ở Hải Phòng "hái ra tiền". Họ đang ấp ủ chiến lược xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho cá chép Koi Việt Nam.

Cá chép Koi Việt Nam. Ảnh: rare-gallery.com
• 13:43 01/11/2022

Các loại bệnh nấm thường gặp trên cá cảnh

Cá cảnh được xem là một thú vui tao nhã được nhiều người ưa chuộng bởi người ta yêu thích hình dáng và màu sắc bắt mắt, đẹp mắt trong bể nuôi. Nếu nuôi cá cảnh, bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý và cần biết những loại bệnh có thể và thường tấn công cá cảnh mà bạn nuôi.

Bệnh nấm trên cá
• 09:37 07/10/2022

Ngành cá cảnh cần sự tham gia của các nhà khoa học

Cá cảnh Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 60 thị trường và đã hình thành nghề nuôi cá cảnh ở TP.HCM. Nhưng khoa học công nghệ vẫn còn thiếu trong ngành này.

Cá vàng
• 10:46 28/09/2022

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 13:59 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 13:59 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 13:59 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 13:59 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 13:59 25/04/2024