Cá hồi

: Salmon
: Oncorhynchus spp.
: Trout
Phân loại
Oncorhynchus spp.
Ảnh Cá hồi
Đặc điểm

Cá hồi Đại Tây Dương có những điểm hình dấu X trên đường bên, có thể có hoặc không những điểm này trên đuôi. Hàm trên không rộng quá phía sau mắt. Có những điểm đen lớn phủ trên mang để phân biệt với cá hồi

Đại Tây Dương. Tia vây hậu môn: 8-12.

Salmo salar, Salmo salar (atlantic salmon), cá hồi đại tây dương, cá hồi

Ảnh: Cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar). Nguồn: Internet

Cá hồi Chinook có màu xanh lá-xanh dương trên lưng và trên đỉnh đầu với hai bên mình màu bạc và bụng màu trắng. Chúng có những điểm màu đen trên đuôi và phân nửa thân phía trước; miệng của chúng màu xám đậm.

ca hoi chinook, cá hồi chinook, cá hồi, Cá hồi Chinook, Oncorhynchus tshawytscha Walbaum

Ảnh: Cá hồi Chinook (Oncorhynchus tshawytscha)

Cá hồi Coho có thân thon dài, cá đực thành thục thường có một cái bướu nhỏ. Hàm trên kéo dài đến sau mắt. Lược mang 18-25, vây lưng 8-10, vây hậu môn 12-14.

ca hoi coho, Coho salmon (Oncorhynchus kisutch), Coho salmon, Oncorhynchus kisutch

Ảnh: Coho salmon (Oncorhynchus kisutch). Nguồn: Internet

Cá hồi vân có thân thon dài, 10-12 tia vây lưng, 8-12 tia vây hậu môn. Cá hồi vân có các chấm màu đen hình cánh sao trên thân. Khi thành thục, trên lườn cá xuất hiện các vân màu hồng, đây là điểm đặc trưng của cá đực khi đến mùa sinh sản.

cá hồi vân, cá hồi, Rainbow Trout (Oncorhynchus mykiss), Rainbow Trout, Oncorhynchus mykiss

Ảnh: Cá hồi vân - Rainbow Trout (Oncorhynchus mykiss). Nguồn: Internet

Cá hồi hồng có màu bạc sáng ở đại dương. Sau khi trở về dòng suối, màu sắc thay đổi sang màu xám nhạt ở mặt sau với bụng màu trắng hơi vàng (mặc dù một số biến màu sắc tổng thể màu xanh lá cây đục). Như với tất cả cá hồi, ngoài các vây lưng, chúng cũng có một vây mỡ. Cá hồi hồng được đặc trưng bởi một cái miệng màu trắng với đen nướu răng, không có răng trên lưỡi, điểm lớn hình bầu dục màu đen trên lưng và đuôi hình chữ V, và vây đít có 13-17 vây tia mềm. Trong quá trình di cư sinh sản, con đực giới phát triển một bướu rõ rệt trở lại, vì thế biệt danh của chúng là "cá hồi gù".

Oncorhynchus gorbuscha, cá hồi hồng, Pink Salmon (Oncorhynchus gorbuscha), Pink Salmon, Oncorhynchus gorbuscha

Ảnh: Cá hồi hồng - Pink Salmon (Oncorhynchus gorbuscha). Nguồn: Internet

Cá hồi Masu thành thục có lưng màu tối, và các sọc trên mặt cơ thể trở thành màu đỏ tươi với pha đỏ thẫm kết hợp vào bụng vào một dải phổ biến theo chiều dọc có màu sắc nhẹ hơn. Đó là vì lý do này mà nó đã được đưa tên cá hồi anh đào.

cá hồi masu. cá hồi Nhật Bản, cherry salmon (Oncorhynchus masou), cherry salmon, Oncorhynchus masou

Ảnh: Cá hồi Masu - cherry salmon (Oncorhynchus masou)

cá hồi đỏ, Sockeye Salmon (Oncorhynchus nerka), Sockeye Salmon, Oncorhynchus nerka

Ảnh: Cá hồi sockeye - Sockeye Salmon (Oncorhynchus nerka). Nguồn: Internet

Oncorhynchus keta, cá hồi chum, cá hồi Oncorhynchus keta

Ảnh: Cá hồi Chum - Oncorhynchus keta

Mỗi năm, cá hồi trải qua một giai đoạn phát triển nhanh, thường vào mùa hè, và một giai đoạn phát triển chậm, thường vào mùa đông. Việc này tạo ra các hình vòng tròn quanh xương tai được tương tự với các vòng tăng trưởng ở thân cây. Giai đoạn tăng trưởng ở nước ngọt là những vòng dày đặc, giai đoạn tăng trưởng ở biển là những vòng rộng.

Phân bố

Loài phổ biến (phân loại theo vùng phân bố)

+ Cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar Linnaeus, 1758): sinh sản tại những dòng sông phía bắc ở cà 2 đầu Đại Tây Dương. Có chiều dài khoảng 120cm, trọng lượng 48,6kg và tuổi thọ tối đa là 13 năm.

+ Cá hồi Chinook (Oncorhynchus tshawytscha Walbaum, 1792): là loài cá hồi Thái Bình Dương lớn nhất, Có chiều dài khoảng 70cm, trọng lượng 61,4kg và tuổi thọ tối đa là 9 năm.Có thể bơi đến tận miền trung vùng Bắc cực Canada và miền Nam bờ biển Trung California.

+ Cá hồi Chum (Oncorhynchus keta Walbaum, 1792): Có chiều dài khoảng 58cm, trọng lượng 15,9kg và tuổi thọ tối đa là 7 năm. . Loài này có tầm hoạt động địa lý rộng nhất trong các loài cá hồi Thái Bình Dương: phía nam tới tận Sông Sacramento ở California và đông Thái Bình Dương và đảo Kyūshū tại Biển Nhật Bản ở phía tây Thái Bình Dương; phía bắc tới Sông Mackenzie ở Canada, phía đông tới Sông Lena, phía tây tới Siberia.

+ Cá hồi Coho (Oncorhynchus kisutch (Walbaum, 1792): Có chiều dài khoảng 71cm, trọng lượng 15,2kg và tuổi thọ tối đa là 5 năm. Còn gọi là cá hồi bạc ở Mỹ. Loài này được tìm thấy ở tất cả các vùng nước ven biển Alaska và British Columbia và ở phía nam xa tới tận miền trung California (Vịnh Monterey).

+ Cá hồi hồng (Oncorhynchus gorbuscha Walbaum, 1792): Có chiều dài khoảng 50cm, trọng lượng 6,8kg và tuổi thọ tối đa là 3 năm. Còn được gọi là cá gù ở đông nam và tây nam Alaska, được thấy ở miền bắc California và Triều Tiên, trên toàn vùng bắc Thái Bình Dương, và từ Sông Mackenzie ở Canada tới Sông Lena ở Siberia, thường tại những dòng suối bờ biển ngắn. Nó là loài cá hồi Thái Bình Dương nhỏ nhất.

+ Cá hồi Sockeye (Oncorhynchus nerka Walbaum, 1792): Có chiều dài khoảng 58cm, trọng lượng 7,7kg và tuổi thọ tối đa là 8 năm. Còn gọi là cá hồi đỏ ở Mỹ. Loài cá được nuôi ở hồ này có ở miền nam xa tới tận Sông Klamath ở California ở phía đông Thái Bình Dương và bắc đảo Hokkaidō tại Nhật Bản và ở phía tây Thái Bình Dương xa tới tận Vịnh Bathurst ở Vòng Bắc Cực Canada ở phía đông và Sôn Anadyr tại Siberia ở phía tây.

+ Cá hồi steelhead hay cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792): Có chiều dài khoảng 60cm, trọng lượng 10kg và tuổi thọ tối đa là 6 năm. Chủ yếu tìm thấy ở các nhánh của Thái Bình Dương phía Bắc Mỹ, từ Alaska tới Mexico. Ngày nay, được nuôi tại nhiều nước nhiệt đới và ôn đới của chấu Á, Đông Phi và Nam Mỹ.

+ Cá hồi Masu hay cá hồi Cherry (Oncorhynchus masou Brevoort, 1856): Có chiều dài khoảng 60cm, trọng lượng 10kg và tuổi thọ tối đa là 6 năm. Chỉ được tìm thấy ở Tây Thái Bình Dương như Nhật Bản, Triều Tiên và Nga.

Tập tính

Đa số các loài cá hồi sinh ra ở nước ngọt, sau đó di cư ra biển đến giai đoạn thành thục thì quay trở lại vùng nước ngọt, nơi chúng được sinh ra để tiếp tục duy trì nòi giống. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài cá hồi sống cả đời trong vùng nước ngọt.

Tất cả các loài này đều chết trong vòng vài ngày hay vài tuần sau khi đẻ trứng.

Trước khi đẻ trứng, tùy thuộc theo loài, cá hồi trải qua sự thay đổi. Chúng có thể phát triển một cái bướu, mọc răng nanh, phát triển một bướu gù (một sự uốn cong của hàm ở cá hồi đực). Tất cả sẽ chuyển từ màu xanh bạc của cá nước ngọt ra sống ở biển sang một màu tối hơn. Cá hồi có thể thực hiện những chuyến đi đáng kinh ngạc, thỉnh thoảng di chuyển hàng trăm dặm ngược dòng nước chảy nhanh và mạnh để đẻ trứng.

Ở mọi loài cá hồi Thái Bình Dương, các cá nhân trưởng thành chết trong vòng vài ngày hay vài tuần sau khi đẻ trứng. Khoảng 2% tới 4% cá hồi Đại Tây Dương cái sống sót để đẻ trứng lần nữa. Tuy nhiên, ở những loài cá hồi có thể đẻ trứng hơn một lần này, tỷ lệ chết sau khi đẻ khá cao (có lẽ lên tới 40 tới 50%.)

Cá hồi là loài cá ôn đới, thích hợp với khí hậu lạnh, nhiệt độ thích hợp là 10- 20oC. Chúng có thể chịu được nhiệt độ cao hơn trong thời gian ngắn, nhưng khi nhiệt độ lên quá cao, cá hồi không sống được.

Là loài cá ưa thích nước sạch nên hàm lượng DO trong nước thích hợp với cá hồi là 7mg/l.

Sinh sản

Trứng được đẻ ở những vùng nước sâu hơn với những viên sỏi lớn hơn, và cần nước mạt và dòng chảy mạnh (để cung cấp ôxi) để phôi phát triển.

Để đẻ bọc trứng, cá hồi cái dùng đuôi (vây đuôi), để tạo một vùng áp suất thấp, khiến sỏi trôi xuôi dòng, tạo một hố lõm nông, được gọi là một redd. Redd có thể chứa 5,000 trứng rộng 2,8 m2. Trứng thường có màu cam tới đỏ.

Một hay nhiều con đực bơi cạnh con cái, phun tinh trùng lên trứng. Sau đó con cái đẩy sỏi phía đầu dòng phủ trứng trước khi bơi đi tạo một redd khác. Con cái sẽ làm thậm chí tới bảy redd trước khi hết trứng. 

Trứng cá hồi được đẻ tại những dòng suối nước ngọt thông thường ở nơi có độ cao lớn. Trứng phát triển thành cá bột hay sac fry. Cá mới nở nhanh chóng phát triển thành cá con với những dải ngụy trang dọc. Cá con ở lại dòng suối quê hương trong sáu tháng tới ba năm trước khi trở thành cá non, được phân biện bởi màu sáng bạc với các vảy có thể dễ dàng bóc. Ước tính chỉ 10% trứng cá hồi sống sót tới giai đoạn này. Tính chất hóa học cơ thể của cá con thay đổi, cho phép chúng sống trong nước mặn. Cá hồi con dành một phần thời gian di cư để sống ở vùng nước lợ, tính chất hóa học cơ thể của chúng trở nên quen thuộc với điều kiện thẩm thấu tại đại dương.

Cá hồi dành khoảng một tới năm năm (tùy theo loài) ở biển khơi nơi chúng dần trưởng thành về giới tính. Cá hồi trưởng thành sau đó đa số quay lại dòng suối quê hương để đẻ trứng. Tại Alaska, sự trao đổi chéo với dòng suối khác cho phép cá hồi tới sinh sống tại những dòng suối mới, như những con cá xuất hiện khi một sông băng rút lui. Phương pháp chính xác cá hồi dùng để định hướng vẫn chưa được xác định, dù khứu giác tốt của chúng có liên quan. Cá hồi Đại Tây Dương dành từ một tới bốn năm ở biển. (Khi một con cá quay về sau chỉ một năm sống ở biển được gọi là grilse ở Canada, Anh và Ireland.) Trước khi đẻ trứng, tùy thuộc theo loài, cá hồi trải qua sự thay đổi. Chúng có thể phát triển một cái bướu, mọc răng nanh, phát triển một bướu gù (một sự uốn cong của hàm ở cá hồi đực). Tất cả sẽ chuyển từ màu xanh bạc của cá nước ngọt ra sống ở biển sang một màu tối hơn. Cá hồi có thể thực hiện những chuyến đi đáng kinh ngạc, thỉnh thoảng di chuyển hàng trăm dặm ngược dòng nước chảy nhanh và mạnh để đẻ trứng. Ví dụ, cá hồi Chinook và sockeye từ miền trung Idaho di chuyển 900 dặm (1.400 km) và lên cao xấp xỉ 7.000 foot (2.100 m) từ Thái Bình Dương khi chúng quay về để đẻ trứng. Sức khỏe của chúng kém đi khi chúng càng sống lâu trong nước ngọt, và càng kém nữa saiu khi chúng đẻ trứng, khi chúng được gọi là kelts. Ở mọi loài cá hồi Thái Bình Dương, các cá nhân trưởng thành chết trong vòng vài ngày hay vài tuần sau khi đẻ trứng, một đặc điểm được gọi là semelparity. Khoảng 2% tới 4% cá hồi Đại Tây Dương cái sống sót để đẻ trứng lần nữa. Tuy nhiên, ở những loài cá hồi có thể đẻ trứng hơn một lần này (iteroparity), tỷ lệ chết sau khi đẻ khá cao (có lẽ lên tới 40 tới 50%.)

Để đẻ bọc trứng, cá hồi cái dùng đuôi (vây đuôi), để tạo một vùng áp suất thấp, khiến sỏi trôi xuôi dòng, tạo một hố lõm nông, được gọi là một redd. Redd có thể thỉnh thoảng chứa 5,000 trứng rộng 30 foot vuông (2,8 m2).[50] Trứng thường có màu cam tới đỏ. Một hay nhiều con đực bơi cạnh con cái, phun tinh trùng, hay milt, lên trứng.[48] Sau đó con cái đẩy sỏi phía đầu dòng phủ trứng trước khi bơi đi tạo một redd khác. Con cái sẽ làm thậm chí tới bảy redd trước khi hết trứng.

Mỗi năm, con cá trải qua một giai đoạn phát triển nhanh, thường vào mùa hè, và một giai đoạn phát triển chậm, thường vào mùa đông. Việc này tạo ra các hình vòng tròn quanh xương tai được gọi là otolith, (annuli) tương tự với các vòng tăng trưởng ở thân cây. Giai đoạn tăng trưởng ở nước ngọt là những vòng dày đặc, giai đoạn tăng trưởng ở biển là những vòng rộng; việc đẻ trứng được đánh dấu bằng sự ăn mòn đáng kể khi khối lượng cơ thể được chuyển thành trứng và tinh dịch.

Các dòng suối nước ngọt và các cửa sông cung cấp môi trường sống quan trọng cho nhiều loài cá hồi. Chúng ăn cả côn trùng sống trên cạn, côn trùng sống dưới nước và côn trùng lưỡng cư, và các loại giáp xác khi còn nhỏ, và chủ yếu ăn các loại cá khác khi lớn. Trứng được đẻ ở những vùng nước sâu hơn với những viên sỏi lớn hơn, và cần nước mạt và dòng chảy mạnh (để cung cấp ôxi) để phôi phát triển. Tỷ lệ chết ở cá hồi trong những giai đoạn sống đầu tiên thường cao vì bị ăn thịt tự nhiên và những thay đổi do con người tác động tới môi trường sống của chúng, như sự lắng bùn, nhiệt độ nước cao, tập trung ôxi thấp, mất các lùm cây tại suối, và giảm tốc độ dòng chảy của sông. Các cửa sông và các vùng đất ướt gần chúng cung cấp môi trường phát triển sống còn cho cá hồi trước khi di cư ra biển khơi. Các vùng đất ướt không chỉ là nơi đệm cho cửa sông khỏi phù sa và các chất ô nhiễm, mà còn là những khu vực sinh sống và ẩn nấp quan trọng.

Cá hồi không bị chết bởi các phương tiện khác đối mặt với tình trạng giảm sút sức khỏe tăng tốc rất nhanh (phenoptosis, hay "tình trạng già hóa đã được lập trình") ở cuối đời. Thân thể chúng nhanh chóng bị phân rã ngay sau khi đẻ trứng, là hậu quả của việc giải phóng những lượng lớn corticosteroid.

Hiện trạng

Thế giới

Việc nuôi cá hồi là một ngành đóng góp lớn vào sản lượng cá nuôi, chiếm khoảng US$10  tỷ hàng năm. Các giống cá thường được nuôi khác gồm: tilapia, cá da trơn, cá vược biển, cá chép vàcá tráp. Ngành nuôi cá hồi phát triển tại Chile, Na Uy, Scotland, Canada và Đảo Faroe, và là nguồn gốc hầu hết cá hồi được tiêu thụ tại châu Mỹ và châu Âu. Cá hồi Đại Tây Dương cũng được nuôi, dù với số lượng rất nhỏ, tại Nga và đảo Tasmania, Australia.Cá hồi là loài ăn thịt và ăn những loại cá hoang dã khác cũng như sinh vật biển. Việc nuôi cá hồi dẫn tới nhu cầu cao về cá mồi hoang dã.

Cá hồi đòi hỏi lượng tiêu thụ dinh dưỡng và protein lớn, và vì thế, cá hồi nuôi tiêu thụ nhiều cá hơn sản phẩm cuối cùng chúng tạo ra. Để tạo ra được một pound cá hồi nuôi, đòi hỏi nhiều poun cá tự nhiên để cho chúng ăn. Khi ngành công nghiệp nuôi cá hồi phát triển, nó đòi hỏi thêm lượng lớn cá tự nhiên làm thức ăn, ở thời điểm 75% ngành đánh cá có kiểm soát của thế giới đã hay hầu như vượt quá ngưỡng duy trì tối đa. Mức độ khai thác cá tự nhiên cho ngành nuôi trồng cá hồi đã ảnh hưởng tới khả năng tồn tại của các loài cá ăn thịt tự nhiên cũng dựa vào những loại cá đó để làm thức ăn.

Việc nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục trong việc đưa các protein thực vật thay protein động vật trong chế độ ăn của cá hồi. Không may thay, dù sự thay đổi này làm giảm mức độ hàm lượng axít béo omega-3 giá trị cao giảm đi trong những sản phẩm nuôi trồng.

Những trang trại nuôi cá hồi số lượng lớn hiện nay đòi hỏi những lồng nuôi cá lưới mở, vốn có chi phí sản xuất thấp, nhưng lại có điểm bất lợi là cho phép dịch bệnh và rận biển lan tràn trong các quần thể cá hồi hoang dã địa phương.

Trên cơ sở trọng lượng khô, cần 2–4 kg cá đánh bắt tự nhiên để sản xuất ra một kg cá hồi.

Một hình thức sản xuất cá hồi khác, an toàn hơn, nhưng ít khả năng kiểm soát hơn, là nuôi cá hồi trong những nơi ấp trứng cho tới khi chúng đủ lớn để trở nên độc lập. Sau đó chúng được thả về các công sông, thường trong một nỗ lực để làm gia tăng số lượng cá hồi. Hệ thống này được gọi là trại nuôi, và rất phổ thông tại các quốc gia như Thụy Điển trước khi người Na Uy phát triển việc nuôi cá hồi, nhưng chỉ hiếm khi được thực hiện bởi các công ty tư nhân, bởi bất kỳ ai cũng có thể bắt cá hồi khi chúng quay trở về để đẻ trứng, hạn chế cơ hội kiếm lợi tài chính của công ty từ khoản đầu tư. Vì thế, phương pháp này chủ yếu được các cơ quan nhà nước và các nhóm phi lợi nhuận như Cook Inlet Aquaculture Association sử dụng như một phương pháp nhân tạo để làm gia tăng số lượng cá trước thực tế chúng đang suy giảm vì khai thác quá mức, xây dựng đập, và phá hủy môi trường sống hay làm tan rã môi trường sống của cá hồi. Không may thay, cách thức này có thể dẫn tới những hậu quả không mong muốn, gồm cả việc "pha loãng" gen của các quần thể hoang dã, và hiện có nhiều sự khuyến khích cho việc nuôi thêm cá bằng phương pháp kiểm soát nuôi trồng và cải thiện cũng như bảo vệ môi trường sống của cá hồi. Một biện pháp thay thế khác là cung cấp cá, được gọi là nuôi tại đại dương, cũng đang được phát triển ở Alaska. Tại đây những con cá hồi non được thả về biển xa khỏi bất kỳ khu vực cá hồi hoang dã nào khác. Sau đó khi tới thời gian chúng đẻ, chúng quay về nơi được thả và các ngư dân có thể thu hoạch chúng.

Một biện pháp thay thế khác cho việc ấp trứng là sử dụng các kênh đẻ trứng. Trong đó những dòng suối nhân tạo, thường song song với một dòng suối thiên nhiên được làm bằng bê tông hay các bờ rip-rap và đáy rải sỏi. Nước từ dòng suối lân cận được bơm phía trên kênh, thỉnh thoảng qua một ao phía trên, để ngăn cặn lắng. Tỷ lệ trứng nở trong kênh thường cao hơn tại dòng suối bên cạnh bởi việc kiểm soát dòng nước, vốn trong vài năm có thể rửa trôi redd tự nhiên. Vì không có lũ, các kênh ấp trứng thỉnh thoảng phải được rửa sạch để loại bỏ cặn lắng tích tụ. Cũng những con nước phá hủy các redd tự nhiên làm sạch cho những dòng kênh. Các kênh ấp trứng giữ được sự lựa chọn tự nhiên của các dòng suối tự nhiên, bởi không có lợi ích, như trong việc ấp trứng, sử dụng các hóa chất phòng bệnh để kiểm soát dịch bệnh.

Những con cá hồi nuôi được cho ăn các carotenoid astaxanthin và canthaxanthin để có màu sắc thịt giống với cá hồi tự nhiên.

Một biện pháp thay thế được đề xuất khác để sử dụng cá bắt tự nhiên làm mồi cho cá hồi, là dùng các sản phẩm gốc đậu tương. Điều này có thể tốt hơn cho môi trường trại nuôi, tuy nhiên, việc sản xuất đậu tương cũng có ảnh hưởng lớn tới môi trường nơi trồng trọt.

Một giải pháp thay thế có thể các là sản xuất các đồng sản phẩm ethanol sinh học, proteinaceous lên men sinh học. Việc thay thế những sản phẩm đó cho việc nuôi cá có thể dẫn tới kết quả tăng trưởng tương đương (thỉnh thoảng còn cao hơn) ở cá. Với khả năng áp dụng ngày càng cao, việc này có thể giải quyết vấn đề chi phí gia tăng cho chi phí mua cá nuôi cá hồi.

Một biện pháp thay thế hấp dẫn khác là gia tăng sử dụng tảo biển. Tảo biển cung cấp các khoáng chất và vitamin thiết yếu cho sự phát triển của sinh vật. Nó có ưu thế vì có thể cung cấp một lượng chất xơ tự nhiên và có độ glycemic thấp hơn thịt cá nuôi bằng ngũ cốc. Trong tình huống tốt nhất, việc sử dụng rộng rãi tảo biển có thể tạo ra một tương lai cho ngành nuôi trồng thủy sản hạn chế nhu cầu sử dụng đất, nước ngọt hay phân bón để nuôi cá.

Việt Nam

Ở nước ta hiện nay, đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi cá hồi vân ở một số tình sẵn có nguồn nước lạnh như Lâm Đồng, Sa Pa,… Cá nuôi 1 năm có thể đạt trọng lượng 1000-1500gam/con,. Cá hồi vân thành thục sau 2 đến 3 năm tuổi. Cá hồi vân lại có khả năng thích nghi cao trong các môi trường nuôi khác nhau. Vì thế cá hồi vân được du nhập vào nhiều nước trên thế giới để nuôi ở trong ao, lồng bè trên sông, hồ..
Bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho du lịch miền núi.

Tuy nhiên, trong quá trình nuôi vẫn gặp không ít khó khăn về nguồn nước, thức ăn,…Hi vọng, những khó khăn sớm được giải quyết để mang lại hướng đi mới cho thủy sản Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

1, FAO
2, Wikipedia

Cập nhật ngày 02/10/2019
bởi Lê Hải Quỳnh tổng hợp
Xem thêm