Rùa mai mềm Thượng Hải

:
: Rafetus swinhoei Gray, 1873
: giải Thượng Hải, rùa mai mềm khổng lồ sông Dương Tử
Phân loại
Rafetus swinhoeiGray, 1873
Ảnh Rùa mai mềm Thượng Hải
Đặc điểm

Rafetus swinhoei đáng chú ý vì đầu dài với phần miệng giống như mõm lợn. Kích thước của nó có thể dài trên 100 cm, rộng trên 70 cm và cân nặng khoảng 120–140 kg. Mai của chúng có thể dài và rộng trên 50 cm. Đầu dài trên 20 cm và rộng trên 10 cm. Con đực nói chung nhỏ hơn con cái nhưng có đuôi to và dài hơn.

Phân bố

Rafetus swinhoei có thể đã từng sinh sống tại khu vực sông Dương Tử và Thái Hồ, tại khu vực ranh giới các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc; Cá Cựu tại tỉnh Vân Nam ở miền nam Trung Quốc; và sông Hồng ở miền bắc Việt Nam. Trong những năm gần đây, một cá thể của Rafetus swinhoei đã được các ngư dân bắt được tại tỉnh Hòa Bình trên sông Đà.

Mẫu vật cuối cùng đã biết đánh bắt được trong tự nhiên ở Trung Quốc là vào năm 1972 tại Cá Cựu; con rùa này sau đó đã được chuyển tới vườn thú Thượng Hải. Con rùa tại hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) ở trung tâm Hà Nội, Việt Nam, đã được nhìn thấy và chụp ảnh lại trong những năm gần đây.

Gần đây, một số ý kiến, như của nhà sinh học Hà Đình Đức cho rằng con rùa tại hồ Hoàn Kiếm có thể là một loài riêng, với tên gọi khoa học là Rafetus leloii, tức rùa Hồ Gươm. Tuy nhiên, các tác giả Farkas B. và Webb R.G. vào năm 2003 cho rằng danh pháp R. leloii là một đơn vị phân loại không hợp lệ và chỉ là từ đồng nghĩa muộn của R. swinhoei.

Nếu tính cả rùa Hồ Gươm thì hiện nay chỉ còn 4 con còn sống; trong đó 2 tại Trung Quốc, đều ở Tây Viên tự ở Tô Châu. Con thứ 3 là tại hồ Hoàn Kiếm, con thứ 4 ở hồ Đồng Mô (Hà Tây cũ). Con thứ 5 ở vườn thú Thượng Hải đã chết cuối năm 2006, còn con thứ sáu tại vườn thú Bắc Kinh đã chết năm 2005.

Tập tính

Các hệ thống sông lớn cùng các hồ hay vùng đất ẩm cận kề

Sinh sản

Mỗi cá thể cái có thể đẻ từ 60 tới trên 100 trứng. Chúng làm tổ về đêm hay về buổi sáng

Hiện trạng

Rafetus swinhoei đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp, gần như đã sắp tuyệt chủng do việc săn bắt vì kinh kế và việc tiêu thụ mang tính địa phương cũng như do việc sử dụng mại và xương trong y học. Đầu rùa cũng thường bị lưu giữ lại làm kỷ niệm.

Các cố gắng bảo tồn tập trung vào việc cho sinh sản các con rùa đang bị giam cầm tại Trung Quốc cũng như tìm kiếm các cá thể còn sống hoang dã. Gần đây, một thỏa thuận đã được thực hiện để chuyển con rùa cái tại vườn thú Thượng Hải sang vườn thú Tô Châu để thực hiện việc phối giống với con đực tại đó. Cũng có các cố gắng để cải thiện các điều kiện phối giống tại vườn thú Tô Châu và Tây Viên tự.

Tài liệu tham khảo

Farkas B và Webb R.G. 2003. Rafetus leloii Hà Đình Đức, 2000 - an invalid species of softshell turtle from Hoan Kiem Lake, Hanoi, Vietnam (Reptilia, Testudines, Trionychidae). Zool. Abhandl. (Dresden), 53:107-112.

Meylan P.A. Rafetus swinhoei. trong Pritchard, P.C.H., và A. Rhodin chủ biên, The conservation biology of freshwater turtles. IUCN publications.

Meylan P. A. và R. G. Webb. 1988. Rafetus swinhoei (Gray) 1873, a valid species of living soft-shelled turtle (family Trionychidae) from China. Journal of Hepatology. 22:118-119.

http://vi.wikipedia.org/wiki/R%C3%B9a_mai_m%E1%BB%81m_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng_H%E1%BA%A3i. Ngày 13/10/2013

Cập nhật ngày 13/10/2013
bởi
Xem thêm