San hô cành đỉnh nhọn

: Thin Birdsnest Coral
: Seriatopora hystrix Dana, 1846
:
Phân loại
Seriatopora hystrixDana, 1846
Ảnh San hô cành đỉnh nhọn
Đặc điểm

Tập đoàn dạng bụi cây rậm, hình dáng thay đổi phức tạp tuỳ theo môi trường sống. Số lượng cành nhiều, mọc khác nhau khi thì mọc nghiêng với góc 30o, khi thì đâm ngang; kích thước đường kính cành biến đổi từ 1,5-4,5 mm. Cành ngọn thường ngắn, chia 2-3, đỉnh nhọn. Polyp xếp thành 7-9 dẫy dọc các cành, miệng dạng ovan ở phần ngọn, hình tròn ở phần dưới, vành miệng hơi nhô cao, đáy sâu. Các polyp ở gần đỉnh cành có xương thành mỏng, về phía gốc có xương thành dày. Mẫu sống có màu nâu nhạt, vàng, kem, đỉnh nhọn có màu vàng nhạt hoặc trắng.

san hô cành

Phân bố

Trong nước: Trên các rạn san hô ven bờ từ Đà Nẵng (bán đảo Sơn Trà) đến Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), các đảo vùng biển Tây Nam Bộ (Thổ Chu, Nam Du, An Thới), quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Thế giới: Từ Biến Đỏ và bờ Đông Châu Phi ở phía Tây đến đảo Samoa và Phonix ở phía Đông; từ đảo Lord Howe (Ôxtrâylia) ở phía Nam tới quần đảo Ryukyu (Nhật Bản) ở phía Bắc.Trong nước : Trên các rạn san hô ven bờ từ Đà Nẵng (bán đảo Sơn Trà) đến Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), các đảo vùng biển Tây Nam Bộ (Thổ Chu, Nam Du, An Thới), quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

 

Tập tính

Phân bố rộng cả ở vùng có sóng và ít sóng, độ sâu từ 0-55m.

Sinh sản

Đối tượng hiện đang bị khai thác bừa bãi. Là loài nhạy cảm, bị chết hàng loạt khi nước đục và độ muối thấp; vùng phân bố bị thu hẹp liên tục do nạn ô nhiễm môi trường ven bờ.

Hiện trạng

Không khai thác làm mỹ nghệ; bảo vệ rừng trên đảo và rừng đầu nguồn; không khai thác cá trên rạn bằng chất độc, chất nổ; không kéo lưới cào gần chân rạn san hô. Cần đầu tư nghiên cứu sinh học làm cơ sở đề xuất việc khai thác hợp lý, phát triển bền vững nguồn lợi.

Tài liệu tham khảo
  1. Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55
  2. http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=6165. Ngày 13/10/2013.
  3. http://eol.org/pages/200438
Cập nhật ngày 05/03/2014
bởi
Xem thêm