Cầu gai đen

:
: Diadema setosum (Leske, 1778)
: Nhum, nhím biển
Phân loại
Diadema setosum(Leske, 1778)
Ảnh Cầu gai đen
Đặc điểm

Cầu gai đen phân bố ở vùng biển Kiên Giang

Cơ thể cầu gai nói chung có dạng hình cầu và dạng bán cầu, vỏ ngoài cứng do chất đá vôi tạo thành. Trên bề mặt của vỏ ngoài có rất nhiều gai cứng, trên mặt vỏ có các chân ống xếp thành 5 hàng đôi, mỗi đôi lỗ chân ống trên tấm vỏ tương đương 1 chân ống. Miệng của cầu gai nằm ở mặt dưới do một lớp màng mỏng gọi là màng bọc miệng tạo thành và phồng lên thành dạng hình cung. Ða số cầu gai là những loài sống ở đáy biển ấm, chỗ có đá và dưới rạn san hô, từ vùng giữa triều trở lại. Ban ngày chúng vùi trong cát bùn, ban đêm ra hoạt động nhờ vào các chân ống và các gai vận động và tiến hành bắt mồi nhờ vào bộ phận nhai nuốt (marticate).

Phân bố

Cầu gai còn được gọi là nhum hay nhím biển ở Việt Nam, đây là nhóm động vật thuộc lớp Echinoidea, ngành Da gai Echiodermata. Hiện nay, có hơn 800 loài cầu gai phân bố trên toàn thế giới, trong đó cầu gai đen Diadema setosum phân bố ở nhiều vùng biển nông, nước cạn chủ yếu ở khu vực nhiệt đới Ấn Độ Dương đến Nhật Bản, Nam Thái Bình Dương và vùng biển Đỏ (Lesions et al., 2001).

Ở Việt Nam, cầu gai đen D. setosum phân bố ở vùng ven biển miền Trung, vịnh Bắc Bộ, Trường Sa, Côn Đảo, và vùng biển phía Tây Nam Việt Nam.

Tập tính

Thường sống ở trong các rạn phẳng hoặc bãi đá ngầm, nước sâu khoảng từ 4-5 m, nơi có nhiều thức ăn tự nhiên phát triển như rong và tập trung nhiều nhất ở phía Bắc vịnh (rạn chắn lớn) và ở phía Nam vịnh (rạn cát). Nhím biển là loài ăn thực vật, chủ yếu là các loài rong tảo biển như rong bẹ, rong đuôi ngựa. 

Sinh sản


Đối với cầu gai, không xác định được giới tính và mức độ thành thục từ hình thái bên ngoài. Từ kết quả phân tích hình thái tuyến sinh dục sau khi giải phẫu và phân tích kết quả mô học cho thấy cầu gai đực thành thục có buồng tinh màu vàng tươi khi chạm vào bằng kéo hay dao nhọn có sẹ trắng chảy ra và cầu gai thành thục cái có tuyến sinh dục màu nâu hoặc nâu đen, dùng vật nhọn chạm vào có trứng chảy ra.

Tuyến sinh dục của Cầu gai đen bắt đầu phát triển khi đạt kích cỡ đường kính vỏ > 2,5 cm. Sức sinh sản tuyệt đối của cầu gai rất cao, trung bình 7,1 triệu trứng/con (72,9 g).

Hiện trạng

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, nguồn lợi cầu gai tự nhiên bị khai thác quá mức để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Phần ăn được của nhím biển là tuyến sinh dục, vì mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng phong phú. 

Tài liệu tham khảo

Trích dẫn: Hứa Thái Nhân, Trương Quỳnh Như và Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2B): 28-37.

http://www.marinespecies.org/echinoidea/aphia.php?p=taxdetails&id=213372

Cập nhật ngày 18/07/2019
bởi NIMDA TH
Xem thêm