Ðầu tư sản xuất giống thủy sản chất lượng cao

Tại hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh, cần phải chủ động trong sản xuất, trước hết là chủ động con giống (giống thuỷ sản cả mặn và ngọt).

dau tu thuy san

Ðiều lãnh đạo tỉnh quan tâm cũng là vấn đề các địa phương trăn trở. Trong khi tỉnh Cà Mau có diện tích khai thác, nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất, nhì khu vực và cả nước nhưng phải thường xuyên nhập giống thuỷ sản các loại. Hiện tỉnh mới chủ động khoảng 50% giống tôm.

Hiện tỉnh có trên 297.000 ha nuôi thuỷ sản; sản lượng thu hoạch năm 2016 ước đạt 285.000 tấn. Ðể nâng cao năng suất, sản lượng, các địa phương đã phải nhập mua hàng trăm triệu con giống. Trong đó chủ yếu là tôm, cua, cá chình, cá bống tượng, cá bổi.

Một thực tế cho thấy, khi nhập các loại giống thuỷ sản, chất lượng con giống khó được kiểm soát. Ðiều này ngành kiểm dịch giống cũng đã từng “báo khó kiểm soát”, phần vì nhân lực thiếu, công cụ, trình độ kiểm nghiệm chưa đảm bảo yêu cầu; phần vì con giống từ các địa phương tràn vào địa bàn tỉnh bằng nhiều con đường và giá thành thấp. Có lúc, giống tôm nhập tỉnh đường "tiểu ngạch" chỉ khoảng 10 đồng/con. Từ đó dẫn đến giống thả nuôi sau thời gian ngắn bị nhiễm bệnh và chết kéo dài, gây thất thu lớn và ảnh hưởng đến sản xuất.

Về cá chình, cá bống tượng, sặt bổi… cũng được người dân khắp nơi trong tỉnh thả nuôi. Nhu cầu giống cũng rất cao, song cũng phải tìm mua ở nơi khác. Chỉ một số ít nông dân nghiên cứu cho cá sinh sản và nhân đàn gây giống cho vụ sau, chủ yếu là cá bổi và bống tượng. Nhưng bằng cách này con giống không được tầm soát bệnh và loại tách những con mang mầm bệnh. Tính khoa học từ đó không cao.

Ðể thuần hoá các loại tôm, cua giống, nông dân “dưỡng” con giống mới được nhập về bằng biện pháp dèo lại khoảng 10-15 ngày. Tỷ lệ hao hụt cao, sau đó người dèo giống bán lại con giống với kích thước lớn hơn con giống ban đầu. Cách làm này cũng mang hình thức tự phát và bằng kinh nghiệm chứ việc kiểm chứng khoa học chưa đảm bảo.

Ngay cả diện tích rừng ngập mặn (cây đước) và rừng tràm (cây tràm) hàng trăm ngàn héc-ta nhưng sau mỗi vụ khai thác, ngoài tận dụng cây giống, trái giống tại chỗ thì nông dân (ngay cả các công ty lâm nghiệp) cũng phải tìm mua giống từ vùng Cần Thơ, Hậu Giang, Cần Giờ.

Giai đoạn 2017 trở về sau, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu 6 ngành hàng nông sản chủ lực của tỉnh: lúa chất lượng cao, keo lai, cá bổi, tôm sinh thái, cua biển và chuối. Trong 6 mặt hàng chủ lực này, hiện tỉnh chỉ mới chủ động cung ứng được giống keo lai; một phần giống tôm, cua.

Bên cạnh, để nâng cao chất lượng và sản lượng thuỷ sản, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu năm 2017, các địa phương (cả các ngành tỉnh) không giao chỉ tiêu diện tích sản xuất mà nên giao chỉ tiêu sản lượng thu hoạch. Ðiều đó nhằm mục đích hướng người chăn nuôi, sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật với hàm lượng cao. Ðồng thời, nghiên cứu liên kết đảm bảo đầu ra không bị ứ đọng và bị động về giá./.

Báo Cà Mau, 09/01/2017
Đăng ngày 12/01/2017
Phong Phú
Kinh tế

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 15:23 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 15:23 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:23 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:23 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:23 20/04/2024