2040: 25% trẻ em sống trong tình trạng thiếu nước

Tới năm 2040, cứ 4 trẻ em trên thế giới thì có 1 em sống trong những khu vực cực kỳ khan hiếm nước, theo báo cáo của UNICEF vừa công bố trong Ngày Nước Thế giới.

2040: 25% trẻ em sống trong tình trạng thiếu nước
Trẻ em là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất trong tình trạng khan hiếm nước.

Phúc trình nhan đề “Khát khao một tương lai: Trẻ em và Nước trong thời kỳ biến đổi khí hậu” của tổ chức Nhi Đồng Liên Hợp Quốc đánh giá những đe dọa cho sức khỏe và tính mạng trẻ em bởi cạn kiệt nguồn nước sạch và chỉ ra rằng biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm những nguy cơ này trong những năm tới.

“Nước sạch thiết yếu cho trẻ em để phát triển thành công dân khỏe mạnh và hữu ích trên toàn cầu”, chủ tịch UNICEF ở Canada David Morley phát biểu.

Cũng theo báo cáo, có 36 quốc gia hiện đang đối mặt với căng thẳng nguồn nước cao độ, khi cung không đáp ứng đủ cầu.

Khí hậu ấm lên, mực nước biển dâng cao, lũ lụt tăng, hạn hán và hiện tượng băng tan là những nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn nước và chất lượng nguồn nước cùng với các hệ thống vệ sinh nguồn nước.

Dân số tăng cao, tiêu thụ nước cũng tăng, và nhu cầu nước cao hơn phần lớn vì công nghiệp hóa-đô thị hóa cũng làm khô hạn nguồn nước toàn cầu. Xung đột ở một số nơi trên thế giới cũng là nguyên nhân hạn chế việc tiếp cận nước sạch của trẻ em.

Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước là không thể tránh khỏi. Đã có một loạt các khuyến cáo được đề ra nhằm hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu đối với tính mạng trẻ em bao gồm kêu gọi các chính phủ ưu tiên việc tiếp cận nước sạch cho những trẻ em bị ảnh hưởng nhất và thúc giục các cộng đồng đa dạng nguồn nước.

Giám đốc điều hành UNICEF Anthony Lake nói: “Trong tình hình khí hậu biến đổi, chúng ta phải thay đổi cách thức làm việc để tiếp cận đến những người dễ bị ảnh hưởng nhất. Một trong những cách hữu hiệu nhất là bảo đảm cho họ được tiếp cận nước sạch.”

Theo VOA
Đăng ngày 28/03/2017
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 19:09 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 19:09 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 19:09 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 19:09 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 19:09 23/04/2024