6 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm hùm

Phân tích 6 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm hùm: Yếu tố con người, địa điểm nuôi,lồng nuôi,mật độ nuôi,thức ăn, dịch bệnh.

hình ảnh tôm hùm
Tôm Hùm Nguồn Tép Bạc

Yếu tố con người

Con người là một yếu tố quan trọng đối với sự hoạt động thành công của trại nuôi tôm. Bởi người nuôi là yếu tố kiểm soát tất cả các yếu tố khác của trại nuôi. Số lượng các nhân công làm việc tại một trang trại khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố kinh tế, quy mô trang trại. Hành động sai sót hay thiếu hiểu biết của người nuôi có thể gây ra dịch bệnh cho tôm nuôi, làm giảm sản lượng tôm và tăng tỷ lệ chết trong lồng. Việc tổ chức đào tạo, tập huấn cho người nuôi và nâng cao tầm quan trọng của công việc hàng ngày là biện pháp hiệu quả giúp giảm tổn thất cho tôm.

Địa điểm nuôi

Địa điểm nuôi hay chính là môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nuôi tôm, quyết định nhiều tới sự thành bại của vụ nuôi. Do đó, trong quá trình nuôi, người nuôi nên chú ý quản lý tốt các yếu tố môi trường bằng cách ổn định môi trường nước trong ao, quản lý màu nước, độ mặn, nhiệt độ, ôxy… Môi trường nước vùng nuôi tôm hùm phải đảm bảo các chỉ tiêu: nhiệt độ 24 - 310C; pH: 7,5 - 8,5; độ mặn 30 - 35‰; ôxy hòa tan: 6,2 - 7,2mg/l. Việc kiểm tra phân tích giúp người nuôi lựa chọn được nguồn nước phù hợp điều kiện để nuôi thủy sản tránh gây hại cho tôm hùm. Từ đó, tránh được những tổn thất không đáng có. Người nuôi cần lưu ý đảm bảo các chỉ tiêu này trong ngưỡng thích hợp nhất, giữ ổn định suốt thời gian nuôi và vệ sinh định kỳ để tạo sự lưu thông nước tốt, hạn chế ô nhiễm.

Lồng nuôi

Lồng nuôi là một trong những nhân tố chính quyết định đến năng suất của vụ nuôi. Tùy thuộc vào quy mô, điều kiện quản lý chăm sóc để lựa chọn kích thước lồng nuôi sao cho phù hợp. Tuy nhiên, lồng nuôi có dạng hình hộp vuông sẽ giúp tận dụng tối đa diện tích. Theo khuyến cáo, lồng nuôi có kích cỡ 16 - 20 m2 là thích hợp cho sự phát triển của tôm hùm nuôi và của quy mô hộ gia đình. Nơi đặt lồng nuôi cách bờ > 1.000 m để trao đổi nước được tốt hơn; đáy lồng cách đáy biển > 0,5 m là thích hợp. Độ sâu mức nước nơi đặt lồng tối thiểu khi triều thấp là 4 m (đối với nuôi lồng găm), 4 - 8 m (đối với nuôi lồng sắt) và hơn 8 m (đối với lồng nổi). Khoảng cách giữa các lồng nuôi cần bố trí phù hợp để đảm bảo sự lưu thông nước tốt.

Mật độ nuôi

Mật độ nuôi có ảnh hưởng trực tiếp lên mức độ sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của tôm. Vì vậy, người nuôi cần phải lưu ý các mức độ nuôi tùy theo từng giai đoạn của tôm. Theo khuyến cáo, nên thả tôm ở các giai đoạn với các mật độ nuôi như sau: Cỡ “tôm trắng”: 30 - 40 con/m2 lồng; Cỡ 1,5 - 4,0 g/con:  25 - 30 con/m2 lồng; Cỡ 4 - 10 g/con: 15 - 20 con/m2 lồng; Cỡ 10 - 50 g/con: 10 - 15 con/m2 lồng; Cỡ 50 - 200 g/con: 7 - 10 con/m2 lồng; Cỡ > 200 g/con trở lên: 3 - 5 con/m2 lồng. Người nuôi lưu ý đến thời gian san thưa và phân cỡ tôm để nuôi nhằm tránh việc nuôi không đồng đều làm ảnh hưởng đến năng suất.

Thức ăn

Chi phí thức ăn trong nuôi tôm thường chiếm 50% tổng chi phí đầu tư và có ảnh hưởng quan trọng tới toàn bộ quá trình nuôi. Thức ăn cho tôm hùm chủ yếu là thức ăn tươi sống bao gồm các loại động vật giáp xác, động vật thân mềm, các loài cá tạp… Giải pháp tối ưu về giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế là việc kết hợp ba loại thức ăn tươi là cá, giáp xác và thân mềm theo một tỷ lệ nhất định ở từng thời kỳ phát triển của tôm nuôi. Tùy loại thức ăn mà xác định lượng cho ăn hợp lý, khẩu phần ăn hàng ngày bằng khoảng 15 - 17% khối lượng tôm thả. Trong khi nuôi, chỉ sử dụng thức ăn chất lượng cao, cho tôm ăn đúng nhu cầu, không sử dụng thức ăn hết hạn sử dụng hoặc bị mốc. Hàng ngày nên kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe, hoạt động của tôm và mức độ sử dụng thức ăn để có sự điều chỉnh hợp lý. Loại bỏ thức ăn thừa ra khỏi lồng nuôi để tránh dịch bệnh cho tôm.

Dịch bệnh

Đây luôn là yếu tố gây thiệt hại nặng nề nhất đối với người nuôi khi nó xảy ra. Quản lý tốt dịch bệnh sẽ giúp bảo đảm cho vụ nuôi thắng lợi. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, tôm có thể bị bệnh bởi nhiều tác nhân như: biến đổi thời tiết, các yếu tố bất lợi của môi trường, ký sinh, vi khuẩn, virus hoặc dinh dưỡng… Tôm hùm nuôi thường gặp phải một số bệnh như bệnh sữa, hội chứng to đầu, bệnh đóng rong, đen mang… Khi bệnh xảy ra, người nuôi cần xử lý triệt để và có trách nhiệm, báo ngay cơ quan liên quan để xử lý kịp thời, đúng cách. Tránh tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh khi chưa cần thiết gây ra những hệ lụy khác…

Tạp Chí Thủy Sản
Đăng ngày 21/03/2017
Phạm Hải
Nuôi trồng

Quản lý tôm hùm nuôi trong thời điểm giao mùa

Hiện đang vào thời điểm giao mùa dễ phát sinh dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã ban hành văn bản số 490/TCTS-NTTS gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển Nam Trung Bộ về việc hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng.

Tôm hùm.
• 11:51 25/05/2021

Rủi ro không kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ tôm hùm giống

Tại Phú Yên, kiểm tra cho thấy hầu hết người nuôi tôm hùm chưa quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ lô tôm giống. Đây là rủi ro rất cao cho người nuôi.

Tôm hùm giống. Ảnh: AN.
• 13:51 04/05/2021

Khan hiếm tôm hùm giống

Tôm hùm là đối tượng nuôi lồng bè chủ lực tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, nhất là địa bàn huyện Vạn Ninh và TP. Cam Ranh. Hiện nay, tuy chấp nhận mua tôm giống với giá cao hơn mọi năm nhưng người nuôi vẫn chưa có đủ con giống.

Nguồn giống tôm hùm khan hiếm.
• 11:48 31/03/2021

Phòng và điều trị bệnh sữa trên tôm hùm trong mùa mưa

Bệnh sữa trên tôm hùm hay còn gọi theo tên địa phương là bệnh tôm sữa, bệnh đục thân. Bệnh do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia gây ra.

Bệnh sữa trên tôm hùm
• 14:01 11/01/2021

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 01:22 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 01:22 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 01:22 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 01:22 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 01:22 19/04/2024