An Giang: Bảo tồn thủy sản búng Bình Thiên

Từ lâu, búng Bình Thiên (An Phú) được mệnh danh là “hồ nước trời” rộng lớn, có nhiều loài thủy sản sinh sống, nhưng đã cạn kiệt trong vài năm gần đây. Ngành chức năng và các nhà khoa học đã tính đến giải pháp bảo tồn và khai thác thủy sản bền vững tại hồ nước ngọt này.

Búng Bình Thiên
Nuôi thủy sản tại búng Bình Thiên

Hồ nước thiên tạo

Cơn mưa bất chợt của những ngày tháng 5 âm lịch ùa về, búng Bình Thiên trở nên “căng nước”. Xa xa, mặt nước hồ trong xanh phẳng lặng. Cạnh những chiếc thuyền chài, lưới của “ngư phủ” đang đánh cá tạo nên một bức tranh quê tuyệt đẹp. Búng Bình Thiên được sự bao bọc bởi con lộ nhựa nông thôn vắt ngang qua 3 xã: Quốc Thái, Khánh Bình và Nhơn Hội. Với diện tích mặt nước rộng khoảng 142 héc-ta, ngoài cung cấp lượng nước tưới nông nghiệp khổng lồ, búng Bình Thiên còn mang nhiệm vụ quan trọng là tải nước ngọt cho bà con sinh hoạt quanh vùng. Lão nông tri điền Nguyễn Văn Chóc (89 tuổi, ấp búng Lớn, xã Quốc Thái) nói rằng, nhờ có búng Bình Thiên mà bà con ở đây luôn có nước uống và sản xuất quanh năm. Ngoài ra, hồ nước còn cung cấp một lượng lớn thủy sản, giúp bà con cải thiện một phần bữa ăn trong gia đình. “Ngày trước, vào mùa lũ, cá, tôm ở búng Bình Thiên phong phú, người dân chỉ bắt cá bự để ăn, còn cá nhỏ thả lại để sinh sôi, duy trì cho con cháu. Hiện nay, nhiều loài cá to như: Cá hô, cá leo dường như không thấy nữa, do sự tác động của môi trường tự nhiên” - cụ Chóc nhớ lại cái thời đã xa.

Vào mùa lũ, diện tích mặt nước ở búng Bình Thiên rộng khoảng 300 héc-ta, tạo môi trường cho vô số loài thủy sản từ đầu nguồn sông Mekong trôi dạt về trú ngụ, sinh sôi. Những năm gần đây, búng Bình Thiên được lữ khách trong nước biết đến, bởi vẻ đẹp lung linh và huyền ảo của một hồ nước ngọt. Khi đặt chân đến đây, lữ khách có thể ghé thăm thánh đường Khay Riyah nằm soi bóng bên dòng búng Bình Thiên tuyệt đẹp. Phó cả thánh đường Khay Riyah, Mách Sa Lếs bày tỏ: “Đồng bào Chăm chủ yếu sống dọc theo búng Bình Thiên và ven sông Bình Di, với khoảng 670 hộ/2000 nhân khẩu. Nếu trước kia, cuộc sống của người dân còn nghèo thì giờ đây được sự hỗ trợ của Nhà nước mà nhà cửa khang trang, đời sống cơ bản ổn định…”.

Tìm cá trên búng Bình Thiên

Gần đây, ngành chuyên môn, nhà khoa học đã tiến hành khảo sát, nắm lại số lượng loài thủy sản còn sống thực tế tại búng Bình Thiên để việc bảo tồn và phát triển các loài sinh vật trong tự nhiên thật sự hiệu quả. Hôm theo họ ra khơi “mục sở thị”, mới thấy hết không khí sinh động của từng thành viên với việc sưu tầm mẫu cá. Chắc có lẽ nhắc đến búng Bình Thiên một phần vì sự huyền bí hấp dẫn, một phần do nguồn cá tôm ở đây dễ khảo sát nên đã thôi thúc họ thực hiện nhiệm vụ rất miệt mài và chuyên nghiệp. Chiếc ghe cào chạy lạch tạch vụt làn khói đen kịnh trên mặt hồ kéo tấm lưới để đánh bắt thủy sản. Các nhà chuyên môn trố mắt tìm, lựa và phân nhóm những loài thủy sản, rồi cùng nhau phân tích, đánh giá rất bài bản. Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Huy, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản An Giang nói rằng, hàng tháng, Chi cục Thủy sản cùng Trường đại học Cần Thơ, Trường đại học An Giang đến búng Bình Thiên tiến hành thu mẫu cá, đất và nước đã thu hoạch được vô số loài thủy sản như: Cá trê, cá tra, cá cơm, cá dảnh, cá chạch, thác lác, cá cóc, cá nóc, cá mè rổ…

“Lần này, chúng tôi đã thu được mẫu cá linh vỏ, đây là loài cá mới xuất hiện tại búng Bình Thiên. Nếu có những loài thủy sản nào di cư đến nơi khác sinh sống thì chúng tôi sẽ tiến hành tái tạo nguồn lợi thủy sản để bảo tồn sao cho hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Mặt khác, sẽ cùng địa phương và ngành chức năng xây dựng búng Bình Thiên thành điểm du lịch nổi tiếng, thu hút du khách xa gần” - Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Huy cho biết thêm, đang thực hiện dự án bảo tồn nguồn lợi thủy sản, kết hợp với việc phát triển du lịch ở búng Bình Thiên. Trong 3 năm, Chi cục Thủy sản sẽ nắm lại toàn bộ số loài cá tại búng Bình Thiên và tính đến chuyện xây nhà trưng bày các mẫu cá đang tồn tại tại hồ nước ngọt này.

Tiến sĩ Chau Thi Đa (Trường đại học An Giang) nhìn nhận, trước đây búng Bình Thiên được xem là “túi cá” nước ngọt, nhưng hiện nay đã giảm mạnh. Để bảo tồn nguồn lợi thủy sản, điều cốt lõi là người dân phải ý thức được việc đánh bắt cá và bảo vệ môi trường nước tại búng Bình Thiên. Mặt khác, ngành chức năng và địa phương phải vận động tuyên truyền người dân không nên xả thải, nuôi súc vật, gia cầm quanh xóm búng. “Trước đây, ngành chức năng cũng đã nhiều lần tiến hành thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại đây. Thế nhưng, thả xong rồi thì người dân lại dùng chài, lưới vây bắt cá. Nếu bảo tồn hiệu quả thì phải mạnh dạn cấm khai thác đánh bắt từ 1-2 năm. Sau đó, quy hoạch một đoạn cấm khai thác tuyệt đối thủy sản, gắn với khai thác du lịch thì búng Bình Thiên thì mới thu hút lữ khách” - tiến sĩ Chau Thi Đa nhấn mạnh.

Tiến sĩ Chau Thi Đa đặt ra giải pháp: “Giữa búng Bình Thiên đang bị bồi lấp, rong tảo mọc nhiều đã lấn át môi trường sống của các loài thủy sản. Quanh búng, xuất hiện nhiều chuồng trâu, bò…, gây ô nhiễm nguồn nước. Có thể trồng cây điên điển, sậy hoặc lúa mùa nổi ven búng để tạo vùng đệm cho các loài thủy sản trú ngụ, sinh sản. Trước đây, tại búng Bình Thiên có trên 100 loài thủy sản tồn tại. Theo đó, có nhiều dự án bảo tồn thủy sản, nhưng về phần “hậu” dự án thì không đặt ra nên thực hiện xong rồi thì “cuốn chiếu”, thử hỏi làm sao bảo vệ hay bảo tồn được?”.

Báo An Giang, 10/06/2016
Đăng ngày 10/06/2016
Bài, ảnh: Lưu Mỹ
Môi trường

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 10:56 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:56 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 10:56 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:56 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 10:56 25/04/2024