Bảo tồn nguồn giống cá đồng

Mùa khô năm nay, nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiệt hại nặng do El Nino gây ra. Ðặc biệt, trong nuôi trồng thuỷ sản, các loại cá đồng giống đã cạn kiệt do khô cạn nguồn nước. Ðây cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cá mùa này.

cá đồng
Sau cây lúa, cá đồng là nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân vùng ngọt hoá Bắc Cà Mau.

Ông Phạm Minh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp, thuộc Sở NN&PTNT, cho biết, nắng hạn kéo dài nên phần lớn diện tích ao, đìa, trong khu bảo tồn nguồn giống cá đồng của Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh tại Ấp 15, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, bị khô cạn nên lượng cá đồng giống bảo tồn còn không nhiều so với các năm trước. Hiện trung tâm đang phối hợp các trường đại học, các địa phương, đơn vị để sản xuất nguồn cá đồng giống để cung cấp cho người dân.

"Không chỉ có lượng cá đồng giống trong khu bảo tồn bị ảnh hưởng do khô hạn mà hầu hết kinh, mương, ao, đìa, trong vùng ngọt hoá Bắc Cà Mau bị khô cạn, nhiều tuyến kinh trơ đáy, nguồn cá giống ngoài tự nhiên không còn. Nếu ngay từ bây giờ không có biện pháp ươm nuôi và bảo vệ tốt chắc chắn sản lượng cá đồng mùa khô năm 2016-2017 bị sụt giảm nghiêm trọng", ông Phạm Minh Dũng nói.

Huyện Trần Văn Thời là địa phương được xem là cái nôi của cá đồng với những địa danh nổi tiếng như: Khánh Hưng, Khánh Hải, Trần Hợi và Khánh Bình Tây… Tuy nhiên, trước tình hình khô hạn, cá đồng khan hiếm, một bộ phận khai thác thiếu bảo vệ làm cho nguồn lợi cá đồng ngày càng cạn kiệt. Khi cá đồng ngày càng ít thì người ta lại nghĩ ra nhiều cách săn bắt tận diệt như kích điện, lưới ba màng, lú huế, rồi đến kéo lưới bắt cá non, làm cho nguồn cá tự nhiên cạn kiệt dần.

Lớn lên với ruộng đồng nên cuộc sống của ông Sáu Tre (Phan Văn Tre), Ấp 12, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, quanh năm gắn với việc chài lưới ở đồng ruộng và giăng câu trên sông rạch. Ông Sáu Tre cho biết, vài năm trở lại đây, cùng với việc khai thác thiếu bảo vệ, cộng với làm lúa tăng vụ người dân phun xịt rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm cho sản lượng cá đồng giảm đáng kể. Trước đây, giăng 100 cây cần câu, sáng ra cá, lươn, rắn, rùa quẩy không nổi. Còn bây giờ thỉnh thoảng mới kiếm được vài con cá là cùng. Cá đồng ngày càng khan hiếm, giá cao, người dân tìm đủ mọi cách để săn bắt làm cho nguồn cá giống cạn kiệt. Ông Sáu Tre tiếc nuối cho biết thêm, sau nắng hạn, nguồn cá đồng giống ngoài tự nhiên còn rất ít. Nếu như bà con nông dân thấy lợi trước mắt giá cao, bắt bán không có ý thức bảo vệ, cá non mùa lên đồng sắp tới, thì khó tránh khỏi sản lượng cá đồng tự nhiên mùa khô năm 2016-2017 bị sụt giảm nặng nề hơn.

Chính vì vậy, ngay từ bây giờ mỗi hộ dân dù có nuôi hay không nuôi cá đồng cũng nên giữ lại một phần trong ao, đìa chăm sóc, bảo vệ chúng được an toàn qua hẳn mùa khô, để chúng được lên đồng tìm nơi thích hợp làm tổ đẻ và bảo vệ được đàn cá non, thì chẳng bao lâu cá đồng sẽ được phục hồi. Khi ấy nông dân vùng ngọt cũng sẽ giàu lên nhờ cá đồng.

Ðể được như thế, ông Phạm Minh Dũng cho rằng, phải kết hợp chặt chẽ từ nhà khoa học, cán bộ cho đến người dân. Chính quyền và người dân địa phương phổ biến hương ước cấm không được đánh bắt cá con, cá bố mẹ trong mùa sinh sản, không dùng xung điện đánh bắt cá, mùa nào được phép đánh bắt, lưới kích cỡ thế nào để không gây hại đến nguồn thuỷ sản tương lai. Cần áp dụng những quy định có tính răn đe như dân lén bắt cá bị phát hiện phạt gấp 10-20 lần số cá bắt được...

Ðể bảo vệ nguồn lợi cá đồng hiệu quả, ngoài việc tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân, vấn đề quan trọng là phải có giải pháp đồng bộ giữa khai khác, bảo vệ và tạo điều kiện cho mọi người dân có việc làm ổn định. Khi tạo cho người dân có nghề nghiệp, cuộc sống ổn định, không còn nghèo đói thì áp lực khai thác cá đồng kiểu tận diệt cũng sẽ giảm đi./.

Báo Cà Mau, 26/05/2016
Đăng ngày 27/05/2016
Bài và ảnh: Trung Ðỉnh
Sinh học

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:49 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:49 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 11:49 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:49 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:49 19/04/2024