Bệnh "sùi bọt cua" gây khó cho người nuôi cá tai tượng

Những năm gần đây, do nhu cầu tăng nên nhiều nông dân mở rộng diện tích nuôi cá tai tượng. Tuy nhiên, thời gian qua bệnh “sùi bọt cua” (SBC) đã hoành hành trên cá tai tượng, gây khó khăn cho người sản xuất giống, ương nuôi cá tai tượng.

cá tai tượng
Bệnh “sùi bọt cua” (do ký sinh trùng gây ra) đang hoành hành trên cá tai tượng, gây khó khăn cho người sản xuất giống, nuôi cá tai tượng (Ảnh chụp ở xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành).

Nhiều cơ sở kinh doanh cá giống trên địa bàn các huyện Châu Thành, TP. Mỹ Tho, Chợ Gạo cho biết, những năm gần đây sản lượng cá tai tượng giống trên thị trường giảm do bệnh SBC (do ký sinh trùng gây ra) đang hoành hành trên cá tai tượng giống. Nhiều nông dân ương cá tai tượng giống cho biết trong các loại bệnh trên cá tai tượng thì bệnh SBC là đáng lo ngại nhất, bởi bệnh này khó phòng trị, tỷ lệ thiệt hại cao. Trước đây, có trường hợp người ương cá tai tượng giống bị thiệt hại trên 200 triệu đồng do cá giống bị bệnh SBC.

Bệnh SBC không chỉ gây hại trên cá tai tượng giống mà còn hoành hành, gây thiệt hại nặng trên cá tai tượng nuôi thịt. Theo các kiểm nghiệm viên Phòng xét nghiệm bệnh thủy sản (Chi cục Thủy sản Tiền Giang), gần đây hầu như các mẫu cá tai tượng bị bệnh mang đến xét nghiệm đều được kiểm tra và xác định là bệnh SBC. Bệnh này sẽ gây suy yếu cá, từ đó tạo cơ hội cho các mầm bệnh khác như: Bệnh xuất huyết mang, vây, nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe… biểu hiện bệnh và gây chết cá.

Nguyên nhân chủ yếu là người nuôi lấy nước vào ao từ nguồn nước bị ô nhiễm, cải tạo ao không kỹ, hoặc mua nhầm cá giống mang sẵn mầm bệnh. Trong trường hợp xác định cá tai tượng bị bệnh SBC, biện pháp xử lý là người nuôi kêu bán cá ngay đối với những ao cá đạt kích cỡ thương phẩm, còn nếu tiếp tục nuôi thì chỉ có thể cải thiện chất lượng nước (thay nước, diệt khuẩn) và tăng sức đề kháng cho cá (trộn Vitamin C vào thức ăn) để giúp cá mạnh vượt qua dịch bệnh và phải chịu một tỷ lệ hao hụt lớn. Nhiều trường hợp nông dân hủy luôn đàn cá bệnh lúc mới nuôi để hạn chế thiệt hại.

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, bệnh SBC xảy ra phổ biến trên cá tai tượng trong những năm gần đây và ngày càng gây nhiều thiệt hại cho người nuôi cá. Bệnh này có tác nhân gây bệnh là bào tử sợi có 2 cực nang Myxobolosis hay bào tử sợi có đuôi Henneguyosis ký sinh trên mang cá (hay còn gọi là thích bào tử trùng), gây tổn thương cơ quan này khiến cá khó hô hấp, phải lên mặt nước đớp không khí và xì hơi nên nông dân thường gọi là bệnh SBC. Ngoài ra, cá bệnh thường có da màu đen sẫm hơn so với cá bình thường.

Cả 2 loại bào tử sợi này đều có lớp vỏ kitin bao bọc ngoài nên khi dùng các loại hóa chất để tiêu diệt thì đòi hỏi nồng độ hóa chất phải cao hơn nhiều so với các loại bệnh khác. Tuy nhiên, nếu ao ương nuôi đang có cá mà dùng hóa chất với liều lượng quá cao thì cá nuôi đã chết trước khi các tác nhân gây bệnh bị tiêu diệt. Chính vì vậy, về cơ bản bệnh SBC chỉ có thể phòng mà không thể trị.

Do đó, để hạn chế những thiệt hại do bệnh SBC gây ra trên cá tai tượng, ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tiền Giang khuyến cáo, người ương cá giống và nuôi cá thịt (đặc biệt là cá tai tượng) cần chú ý đến khâu chuẩn bị ao nuôi, nhất là đối với những ao cũ.

Muốn vậy, trước hết cần phải nạo vét kỹ nền đáy, bón vôi với liều 120 - 150 kg vôi bột/1.000 m2, phơi đáy đến khi đất nứt nẻ mới lấy nước vào ao (đối với đất phèn chỉ phơi đến khi ráo nước).

Sau khi lấy nước vào ao, cần diệt khuẩn bằng các loại thuốc sát trùng có uy tín trên thị trường và chờ cho đến khi hóa chất xử lý tồn dư trong nước ao nuôi bị phân hủy hoàn toàn (tùy theo từng loại hóa chất) mới tiến hành gây tảo và thả cá bột để ương giống hay nuôi cá thịt.

Nông dân nuôi cá tai tượng thương phẩm cần chọn con giống tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống có uy tín, được cơ quan thú y kiểm dịch chặt chẽ và nên nuôi luân canh các đối tượng thủy sản khác nhau để cắt đứt mầm bệnh trong ao.

Tiền Giang có làng sản xuất cá tai tượng giống ở xã Nhị Mỹ (TX. Cai Lậy), được coi là cái nôi của giống cá tai tượng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh cũng có diện tích nuôi cá tai tượng thịt lớn trong khu vực với hơn 100 ha, tập trung ở các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Cai Lậy, TP. Mỹ Tho; mỗi năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh từ  400 - 500 tấn cá thịt.

Báo Ấp Bắc, 27/05/2016
Đăng ngày 28/05/2016
Thành Công
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 03:43 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 03:43 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 03:43 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 03:43 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 03:43 26/04/2024