Biện pháp ngăn chặn dịch bệnh tôm lan rộng

Theo Chi cục Thủy sản các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL, do ảnh hưởng các đợt không khí lạnh, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm chênh lệch lớn cộng với mưa trái mùa đã gây thiệt hại tôm nuôi.

phơi ao
Phơi ao, chờ thời tiết, môi trường ổn định mới thả nuôi tôm

Chi cục Thủy sản Sóc Trăng cho biết, từ đầu năm đến giữa tháng 2/2017, toàn tỉnh đã thả nuôi 1.100ha với 446,3 triệu tôm giống (trong đó 922ha tôm thẻ chân trắng (TTCT) và 177ha tôm sú), đạt 2,4% kế hoạch, bằng 62,3% so với cùng kỳ 2016. Tuy nhiên trong tháng 1, thị xã Vĩnh Châu có 88ha tôm của 106 hộ dân bị thiệt hại.

Vùng ven biển tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 8.000 hộ thả nuôi gần 665 triệu con tôm sú giống trên diện tích gần 10.400ha và trên 2.800 hộ thả nuôi hơn 635 triệu con giống TTCT trên diện tích hơn 1.160ha. Đến nay Trà Vinh đã bị thiệt hại hơn 790ha tôm nuôi, trong đó có 262ha tôm sú và 200ha TTCT. Tỉnh đã khuyến cáo chậm thả tôm nuôi cho đến hết tháng 2.

Trước đó, tham khảo nguồn tin các địa phương vùng bán đảo Cà Mau, tình hình dịch bệnh tôm từ tháng 12/2016 bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp là tác nhân chính gây thiệt hại trên tôm nuôi. Trong đó, bệnh đốm trắng xảy ra ở các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau với tổng diện tích thiệt hại gần 200ha, cao gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2015. Bệnh hoại tử gan tụy cấp thiệt hại gần 240ha, cao gấp 2,49 lần so cùng kỳ năm 2015.

Chi cục Thú y Sóc Trăng khuyến cáo người nuôi tôm cần quan tâm đặc biệt đến bệnh đốm trắng, nếu vùng nuôi đang xảy ra dịch bệnh thì ngưng thả mới, khi dịch bệnh ổn định mới xử lý nước, diệt khuẩn, giáp xác thật kỹ để tiếp tục thả nuôi.

Đối với ao nuôi tôm chuẩn bị thả giống cần phơi khô, cải tạo ao kỹ; nước đưa vào ao lắng ao nuôi phải diệt triệt để giáp xác (cua còng, tôm tự nhiên…), chọn tôm giống tại các cơ sở có uy tín và xét nghiệm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp… trước khi thả nuôi; thả với mật độ phù hợp với khả năng đầu tư và quản lý của nông hộ.

Đối với các ao tại các vùng nuôi gần các kênh cấp có kết quả xét nghiệm dương tính, không nên lấy nước trực tiếp vào nuôi. Nước cấp vào nuôi phải qua hệ thống ao lắng (ao cá rô phi) và xử lý triệt để giáp xác trước khi cấp vào ao nuôi. Cách ly mầm bệnh xâm nhập vào khu nuôi (rào lưới xung quanh ao, lưới ngăn chim). Thường xuyên kiểm tra chăm sóc quản lý điều kiện môi trường ao nuôi, duy trì mật độ tảo, quản lý thức ăn, tăng cường bổ sung khoáng chất, bổ sung vitamin C.

Đối với tôm nuôi đang bị thiệt hại do bệnh đốm trắng, trong trường hợp tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm mà bị bệnh cần tiến hành thu hoạch ngay. Trong quá trình thu hoạch không để mầm bệnh khuyếch tán qua những ao xung quanh (nước ao nuôi sau khi thu hoạch phải được khử trùng bằng Chlorine (30kg/1.000m3), phương tiện vận chuyển phải kín và vệ sinh, khử trùng trước khi rời khỏi cơ sở nuôi và từ cơ sở chế biến trở về để hạn chế lây lan mầm bệnh ra xung quanh.

Đối với tôm nhỏ không thể sử dụng để làm thực phẩm thì dùng quá chất Chlorine 30kg/1.000m3) để xử lý, đóng cống hai tuần mới xả ra môi trường bên ngoài. Kết hợp thả nuôi cá rô phi trong ao lắng (trên 5 con/m2) để xử lý môi trường và cải tạo lại ao nuôi. Khi dịch bệnh trong vùng và điều kiện môi trường ổn định mới thả tôm nuôi lại, không xả nước thải tôm bị bệnh chưa qua xử lý ra kênh rạch gây ô nhiễm môi trường.

Giải pháp giảm tỷ lệ nhiễm bệnh đốm trắng cần có ao lắng, lọc để xử lý nước kỹ trước khi cấp vào ao nuôi, không nên thay nước trực tiếp từ bên ngoài. Xét nghiệm giống bằng phương pháp PCR đối với các bệnh nguy hiểm trên tôm (đốm trắng, gan tụy cấp, hoại tuỷ dưới vỏ và cơ quan tạo máu) trước khi thả nuôi. Rào lưới xung quanh ao ngăn chặn sự xâm nhập của các vật chủ trung gian mang mầm bệnh (cua, còng) vào ao nuôi.

Duy trì các yếu tố môi trường trong ao nuôi ở mức thích hợp và ổn định (pH, độ kềm, độ mặn, nhiệt độ...) để tránh sốc cho tôm. Người nuôi cần thường xuyên theo giỏi các bản tin thời tiết cảnh báo dịch bệnh trên báo, đài để chủ động kế hoạch sản xuất.

Theo Chi cục Thú y Sóc Trăng, trong tuần cuối tháng 1/2017 kết quả quan trắc và cảnh báo môi trường dịch bệnh vùng nuôi thủy sản vùng nuôi tôm nước lợ tại 16 điểm nguồn nước cấp thuộc các huyện Cù Lao Dung, Trần Đề, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu cho thấy nguy cơ dịch bệnh đốm trắng đang hiện diện ở mức rất cao, có 15/16 mẫu tôm tự nhiên cho kết quả dương tính với bệnh đốm trắng. Cơ quan này cho rằng vào thời điểm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch lớn là điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm trắng bùng phát.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 28/02/2017
Theo Hưng Phú
Dịch bệnh

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 15:17 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 15:17 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 15:17 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 15:17 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 15:17 18/04/2024