Bộ Công Thương hỗ trợ tiêu thụ thuỷ sản an toàn tại Huế

Bộ Công thương sẽ kết nối với với các doanh nghiệp phân phối, bán buôn bán lẻ trên địa bàn cả nước trong việc tiêu thụ thủy sản an toàn.

tiêu hủy thủy sản

Sau khi có kết quả kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hơn 490 tấn cá biển tồn kho tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ Công thương sẽ kết nối với với các doanh nghiệp phân phối, bán buôn bán lẻ trên địa bàn cả nước trong việc tiêu thụ thủy sản an toàn.

Hiện có 4 doanh nghiệp thu mua thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế đang tồn kho hơn 490 tấn cá biển được đánh bắt tại vùng biển cách bờ hơn 60 hải lý.

Trước tình trạng này, doanh nghiệp thu mua thủy sản ở tỉnh kiến nghị cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ thủy sản tồn kho, như: kết nối giữa các doanh nghiệp cung cấp thủy sản với các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; hỗ trợ 100% kinh phí cho địa phương tổ chức xúc tiến thương mại để tiêu thụ thủy sản; hỗ trợ kinh phí liên quan đến việc tồn trữ và tiêu thụ thủy sản như chi phí tiền điện lưu kho, chênh lệch giá, kinh phí vận chuyển…

Nhằm đảm bảo tình trạng thủy sản tồn kho được giải quyết, Bộ Công thương đề nghị Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên- Huế sớm công bố kết quả kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thủy sản tồn kho.

Sau khi có kết quả kiểm nghệm, Bộ Công thương sẽ kết nối với với các doanh nghiệp phân phối, bán buôn bán lẻ trên địa bàn cả nước trong việc tiêu thụ thủy sản an toàn.

Đối với những lô thủy sản không đảm bảo an toàn, Bộ Công thương đề nghị phía tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức tiêu hủy và thực hiện chính sách bồi thường theo quy định.

Trước đó, từ ngày 30/4, Bộ Công thương đã công bố đường dây nóng để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ ngư dân trong việc thu mua, tiêu thụ hải sản bảo đảm an toàn.

Ngay sau khi được công bố, đường dây nóng đã nhận được hàng trăm cuộc điện thoại của các tổ chức, cá nhân, ngư dân từ các tàu đánh bắt xa bờ cho đến các tổ chức thu mua và các hộ kinh doanh trên địa bàn.

Các đơn vị thuộc Bộ đã hoạt động tích cực hỗ trợ. Đến nay, các cuộc gọi đến đường dây nóng hầu như không còn.

Bộ Công thương hiện vẫn tiếp tục chủ động kết nối cung cầu, tạo thị trường tiêu thụ cá đánh bắt xa bờ đảm bảo chất lượng cho ngư dân miền Trung./.

CafeF/VOV, 19/10/2016
Đăng ngày 19/10/2016
Việt Hà
Chế biến

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:36 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:36 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 15:36 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:36 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 15:36 19/04/2024