Bố giỏi nuôi cá lồng, con xông xênh du học

Từng trắng tay vì làm trang trại VAC không hiệu quả, nhưng nhờ gắn bó với nghề nuôi cá lồng, anh Phạm Đình Chiểu ở xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đã có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

lồng nuôi cá tiền tỷ
Lồng cá tiền tỷ của vợ chồng anh Phạm Đình Chiểu.  Ảnh: Thu Hà

Khởi nghiệp gian nan

Năm 1992, vợ chồng anh  Chiểu bắt đầu làm trang trại VAC. Nhờ chăm chỉ, chịu khó, đầu những năm 2000, trang trại của anh có quy mô lớn và hiện đại hàng đầu ở xã. Với diện tích 7 mẫu, trong chuồng nhà anh lúc nào cũng nuôi trên 300 con lợn thịt, 10.000 con gà. Ngoài ra, anh còn đào 3 ao để thả cá các loại. Trên bờ anh Chiểu trồng cây hòe. Mỗi năm trang trại cho doanh thu vài tỷ đồng.

Những tưởng chuyện làm ăn thuận buồm xuôi gió,  ai dè năm 2005, dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh bùng phát, trang trại của anh thiệt hơn 100 con lợn thịt, 4.000 con gà, tính ra mất trắng cả tỷ đồng. Gạt qua buồn bã, vợ chồng anh lại cặm cụi gây dựng cơ nghiệp lại từ đầu.

Đầu năm 2012, nghe bạn bè giới thiệu ở Hải Dương có mô hình nuôi cá lồng hiệu quả, vợ chồng anh lại khăn gói sang tận nơi tham khảo. “Thấy sông Hồng chảy qua địa bàn xã có nguồn nước sạch, phù hợp với nuôi cá lồng, tôi quyết định đầu tư nuôi 24 lồng cá và cũng là một trong những người đầu tiên nuôi thử nghiệm cá lồng trên sông tại địa phương”- anh Chiểu thổ lộ.

Theo anh Chiểu, anh khởi nghiệp với nghề nuôi cá lồng vô cùng khó khăn do thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, rồi một số bận thất bại khiến tiền tỷ trôi sông. “Vừa xuống giống cá được 4 tháng thì trận mưa bão lịch sử tháng 8.2012 xảy ra. Do chưa có kinh nghiệm bỏ neo nên đàn cá theo dòng nước lớn bơi ra khỏi lồng. Chưa hết khó khăn, sau bão xảy ra mưa to kéo dài gây lũ bất ngờ làm cá trong lồng chết sạch, thiệt hại cả gần tỷ đồng”- anh Chiểu nhớ lại.

Đứng lên từ thất bại

Khó khăn là vậy nhưng anh Chiểu không lùi bước. Anh bảo: “Từ bài học kinh nghiệm trên, vào mùa mưa lũ, tôi chủ động hơn trong việc chuẩn bị phòng tránh những nguy cơ có thể xảy ra đối với lồng cá. Tôi thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, các lồng cá được neo cẩn thận, tránh bị trôi khi nước chảy xiết... Nghề nuôi cá lồng cũng lắm gian nan, nhưng mình không được nản. Nút thắt ở đâu thì mình gỡ ra ở đó…”.

Anh Chiểu chọn cá diêu hồng, cá lăng, cá chép giòn là những giống cá có giá trị kinh tế, được thị trường ưa chuộng làm đối tượng nuôi chính. Để tăng hiệu quả sinh lợi, ngay từ năm thứ 2 anh Chiểu đã đầu tư nuôi cá lồng theo quy trình khép kín. Theo đó, anh chủ động được con giống, kỹ thuật nuôi và cả thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, anh Chiểu còn hợp tác với các công ty sản xuất thức ăn, thuốc thủy sản. “Việc hợp tác với các công ty này có 3 cái lợi là đảm bảo nguồn thức ăn, thuốc thủy sản uy tín, ổn định; tiết kiệm được chi phí do không phải mua qua trung gian; chủ trang trại thường xuyên được các cán bộ của công ty về tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cá” - anh Chiểu cho hay.

Với sự nỗ lực không ngừng của bản thân, anh Chiểu đã xây dựng được mô hình nuôi cá lồng bền vững, cho thu nhập cao. Hiện, anh đã có 74 lồng cá, mỗi lồng có diện tích 36m2. Theo tính toán của anh, một lồng cá nuôi trên sông cho thu hoạch cả gần chục tấn cá, năng suất cao bằng  8 – 9 mẫu ao. Từ nuôi cá lồng, mỗi năm anh Chiểu xuất bán hơn 500 tấn cá, trừ chi phí đầu tư gia đình anh còn thu lãi hơn 3 tỷ đồng. 

Nhờ gắn bó với nghề cá lồng mà gia đình tôi có cuộc sống sung túc, có điều kiện cho con cái ăn học đàng hoàng. Tôi có 2 cháu, hiện đều đang du học bên Nhật Bản. Vợ chồng tôi vất vả, cố gắng cũng chỉ để lo cho con những gì tốt nhất có thể”.  Anh Phạm Đình Chiểu

Báo Dân Việt, 26/07/2016
Đăng ngày 27/07/2016
Thu Hà
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 21:20 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 21:20 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:20 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 21:20 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:20 29/03/2024