Cà Mau: Bãi bồi mùa mưu sinh

Những dãy lú bát quái dài hàng trăm mét, hàng ngàn những miệng lưới đăng giống cua, cá kèo, tiếng nói cười và tiếng máy nổ inh ỏi của hàng trăm phương tiện ngày đêm ra vào để cào nghêu giống, thu hoạch nghêu thịt... tất cả các hoạt động mưu sinh trên đã làm cho khu vực bãi bồi Ðất Mũi, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển hơn tháng qua trở nên nhộn nhịp hẳn lên.

cào nghêu
Vào mùa thu hoạch nghêu thịt, HTX Nuôi nghêu Đất Mũi đã tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với thu nhập khá cao, từ 200.000-300.000 đồng/ngày.

Khoảng 19 giờ, khi nước xuống thấp, vùng bãi bồi trải dài hàng ki-lô-mét lấn ra biển, đó cũng là lúc xuất hiện ngày một nhiều hơn những ánh đèn pin chớp sáng khắp nơi như bến chợ. Gần trong đất liền là ánh đèn của những đứa trẻ mò cua bắt ốc, người dân đặt lú bát quái, kế tiếp là ánh đèn của sân nghêu đang thu hoạch và xa hơn là người cào nghêu giống... Tất cả tạo nên một vùng bãi bồi lung linh trong tiếng xì xào lạnh buốt của gió biển. Là khu vực bãi đẻ của nhiều loại thuỷ hải sản nên vùng bãi bồi xã Ðất Mũi đã nuôi sống hàng trăm hộ gia đình trong nhiều năm qua.

Gia đình anh Thiết, chị Nhung là một trong số hàng trăm hộ có cuộc sống gần như phụ thuộc hoàn toàn vào bãi bồi này. Trước kia cũng thuộc hàng có của ăn của để nhưng chỉ sau một thời gian kinh doanh buôn bán, gia đình anh chị không chỉ mất hết vốn mà còn ôm trong người khoản nợ khá lớn, phải bỏ quê lên Bình Dương kiếm sống. Sau hơn 1 năm lam lũ làm công nhân nơi xứ lạ quê người không thể sống nổi, anh chị đành trở về bám trụ vùng bãi bồi, tận thu lộc từ biển để sinh sống và trang trải nợ nần.

Anh Thiết kể: “Ði một vòng, trải qua nhiều nghề, so đi tính lại mới thấy chỉ có nơi đây mới là cơ hội làm lại từ đầu. Từ đó, tôi quyết định trở về và xin các chủ nợ cho làm trả dần. Ðến thời điểm này, có thể nói quyết định ấy là hoàn toàn đúng đắn”.

Vậy là vùng bãi bồi trở thành nơi gia đình anh Thiết chọn để khởi đầu lại. Từ đó, không chỉ với nghề đặt lú, đăng cá kèo giống, cua giống, anh còn tham gia cào nghêu thịt cho HTX Nuôi nghêu Ðất Mũi trong giai đoạn thu hoạch. Sau hơn 4 năm lam lũ với bãi bồi, giờ đây không chỉ trả hết nợ mà cuộc sống gia đình cũng có nhiều bước phát triển đáng kể.

Anh Thiết bộc bạch: “Ở đây dễ sống hơn nhiều so với đi làm công, lúc hết mùa giống thì còn nghề đặt lú hay chỉ cần thu hoạch nghêu thịt thuê cho HTX, một ngày chỉ làm vài tiếng cũng kiếm được 200.000-300.000 đồng”.

Không chỉ gia đình anh Thiết mà còn nhiều hộ khác cả trong và ngoài tỉnh vươn lên nhờ nguồn lợi từ bãi bồi. Ông Lữ Văn Mến với "thâm niên" 65 năm gắn bó với khu vực ấp Rạch Thọ, xã Ðất Mũi và hiện là Tổ trưởng Tổ tự quản số 10, cho biết, nghề đăng cua giống xuất hiện cách đây khoảng chục năm, còn cá kèo giống thì sau khoảng 3-4 năm. Nghề này đã nuôi sống trên 62 hộ dân ở khu vực này cũng như nhiều nơi khác đến. “Mấy mươi hộ dân ở đây mà không có vùng bãi bồi này không biết lấy gì sống, hầu kết đều không có tư liệu sản xuất, không trình độ, không vốn liếng... hiện tại chỉ có thể dựa vào bãi bồi”, ông Mến tâm sự.

Cũng như vùng rừng U Minh trước kia, khu vực bãi bồi Ðất Mũi là nơi nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chọn làm điểm đến. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng đa phần đều sống bám vào bãi bồi.

Uống vội ly trà nóng cho ấm lòng khi trời mới tờ mờ sáng, anh Trần Văn Lực nhanh tay chất dàn lú bát quái gần 30 cái xuống vỏ máy chạy thẳng ra khu vực bãi bồi. “Nước này biển có đồ, tranh thủ xuống lú khi triều mới lên, nếu không thì không kịp, vì nước lớn chỉ có vài tiếng đồng hồ thôi là sẽ ròng”, anh Lực bộc bạch.

Nhiều người dân sinh sống tại khu vực bãi bồi ấp Rạch Thọ chia sẻ, từ đầu năm đến nay vùng bãi bồi mang về cho họ thu nhập khá cao. Kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay, bình quân mỗi hộ thu nhập khoảng 30-40 triệu đồng, cá biệt có hộ như gia đình anh Trần Văn Ðô thu khoảng 60 triệu đồng. Anh Ðô cho biết, con nước trước, mặc dù giá nghêu giống giảm nhưng anh cũng kiếm được gần 20 triệu đồng.


Thu hoạch nghêu thịt tại HTX Nuôi nghêu Ðất Mũi.

Ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nuôi nghêu Ðất Mũi, tâm sự: "Ðiều đáng mừng là năm nay hoạt động khai thác của người dân không chỉ vào mùa nghêu giống mà thời điểm khác đang dần đi vào quy củ. Qua công tác tuyên truyền cũng như tăng cường quản lý, tình trạng xâm phạm vào vùng nuôi của HTX không còn. HTX đã và đang tìm cách tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương thông qua việc thu hoạch nghêu thịt để từng bước giúp họ nâng cao đời sống và khai thác bền vững vùng bãi bồi"./.

Báo Cà Mau, 28/06/2016
Đăng ngày 29/06/2016
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:01 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:01 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 18:01 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:01 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 18:01 19/04/2024