Cà Mau: Hiệu quả nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học

Trong điều kiện lạm dụng hoá chất trong sản xuất hiện nay, mô hình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học chứng tỏ khá phù hợp để phát huy, nhân rộng. Mô hình này bước đầu cho thấy, chẳng những đáp ứng được yếu tố bền vững mà còn cho ra sản phẩm sạch, giảm chi phí sản xuất để có lời.

tôm thẻ chân trắng
Anh Nguyễn Ngọc Ðen thu hoạch tôm công nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học năng suất gần 4 tấn/3.000 m2.

Sau thời gian nuôi tôm công nghiệp, người nuôi tôm trong huyện Phú Tân đã nhận ra, nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học trước mắt là cung cấp sản phẩm sạch cho nhu cầu thị trường. Về lâu dài, nó đảm bảo ổn định môi trường, tạo điều kiện cho bước phát triển tiếp sau.

Phát huy hiệu quả

Anh Nguyễn Ngọc Ðen, ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, vừa thực hiện thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học. Mô hình này do Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) hỗ trợ thực hiện, dưới sự hướng dẫn của Phân viện Nghiên cứu Thuỷ sản tỉnh Cà Mau. Trên diện tích 3.000 m2, thả hơn 200.000 con giống, sau hơn 3 tháng thả nuôi, tôm đạt trọng lượng 57 con/kg, cho thu hoạch gần 4 tấn, trừ chi phí còn lợi nhuận hơn 250 triệu đồng.

Kinh nghiệm qua quá trình thực hiện, anh Nguyễn Ngọc Ðen cho rằng, mô hình nuôi này cho thấy con tôm rất sạch, ít bị bệnh và lớn nhanh hơn so với nuôi sử dụng phân, thuốc bình thường. Hơn nữa, khi sử dụng phân, thuốc chắc chắn ảnh hưởng đến con tôm mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ người nuôi.

Năm 2015, huyện Phú Tân kết hợp với Phân viện Nghiên cứu Thuỷ sản tỉnh Cà Mau triển khai mô hình nuôi tôm an toàn sinh học trên diện tích 3 ha. Trong đó, có 2 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến và 1 ha nuôi tôm công nghiệp. Kỹ sư Nguyễn Minh Ðương, Phân viện Nghiên cứu Thuỷ sản tỉnh Cà Mau, cho biết, lợi thế của mô hình này là bà con được tiếp cận một số cập nhật mới về tình hình dịch bệnh và biện pháp xử lý. Ðặc biệt, trong mô hình nuôi này hoàn toàn sử dụng vi sinh.

Nếu so với việc nuôi sử dụng hoá chất, kháng sinh như trước đây, loại hình nuôi này chẳng những đảm bảo tôm sạch mà còn giảm từ 20-30% chi phí sản xuất. Theo anh Nguyễn Ngọc Ðen, thực hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học không khó so với nuôi sử dụng các loại hoá chất như trước đây.

Ðảm bảo tính bền vững

Hiện nay, mô hình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học được nhiều người nuôi trên địa bàn huyện Phú Tân thực hiện, kể cả nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến, góp phần đảm bảo hiệu quả sản xuất. Ðó là tăng lợi nhuận và giúp bà con tiếp cận những yếu tố mới của khoa học - kỹ thuật.

Theo Kỹ sư Nguyễn Minh Ðương, mô hình này đảm bảo được 2 yếu tố là hiệu quả và bền vững. Hiệu quả là giảm chi phí, nâng cao thu nhập cho bà con, năng suất khá hơn; bền vững là do không sử dụng hoá chất, kháng sinh nhiều nên tôm sạch, có giá trị và đảm bảo sức khoẻ. Quan trọng là không làm cho đất mất đi thành phần dinh dưỡng.

Huyện Phú Tân hiện có hơn 39.000 ha đất nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có hơn 2.380 ha đất nuôi tôm công nghiệp, nếu áp dụng theo mô hình này thì chắc chắn bà con nuôi tôm sẽ tiết kiệm được chi phí đáng kể. Chẳng những vậy, nó còn góp phần cung cấp sản phẩm tôm sạch, có chất lượng cho nhu cầu thị trường và đảm bảo cho sản xuất bền vững, lâu dài.

Bền vững là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất hiện nay. Tính bền vững thể hiện ở 3 mặt: đảm bảo hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và không ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển tiếp sau. Mô hình nuôi tôm công nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học bước đầu đáp ứng được yêu cầu này. Ðiều quan trọng nhất đối với người nông dân hiện nay là khi giảm chi phí thì sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất. Ðây là yếu tố quan trọng trong điều kiện giá tôm nguyên liệu vẫn còn bấp bênh như hiện nay./.

Báo Cà Mau, 25/04/2016
Đăng ngày 27/04/2016
Bài và ảnh: Quốc Hiệp
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 15:48 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 15:48 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:48 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 15:48 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:48 16/04/2024