Cà Mau: Hiệu quả từ nuôi tôm ít thay nước

Theo cách nuôi này, nông dân không cần cho tôm ăn. Trong đầm nuôi nên trồng thêm các loại năn tượng, mắm, đước… Các loại thực vật này vừa giúp cải tạo môi trường nước, vừa là nơi trú ẩn và tạo nguồn thức ăn cho tôm, giúp tôm mau lớn, đạt đầu con.

nuôi tôm it thay nước
Trong đầm tôm, ông Tiêu Văn Hiểu trồng các loại năn tượng, mắm, đước để hỗ trợ sự phát triển của con tôm.

Mô hình nuôi tôm QCCT ít thay nước được triển khai từ tháng 7/2016, dưới hình thức tổ hợp tác có quy mô 50 ha với 40 hộ dân tham gia. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 30% con giống ở lần thả đầu và được hỗ trợ kỹ thuật. Sau 5 tháng triển khai mô hình, hiện nay tôm nuôi đang phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch.

"Do ít thay nước nên hạn chế được một phần dịch bệnh từ môi trường. Bên cạnh đó, do áp dụng khoa học - kỹ thuật xử lý ban đầu, có ô dèo tôm giống, dùng vôi, vi sinh để xử lý định kỳ nên đảm bảo tốt môi trường nuôi. Qua quá trình triển khai, bà con rất đồng thuận", ông Huỳnh Thanh Lãm, Chủ tịch Hội Thuỷ sản Phường 6, TP Cà Mau, cho biết.

Gia đình ông Tiêu Văn Hiểu là một trong những hộ dân áp dụng rất hiệu quả mô hình nuôi tôm QCCT ít thay nước. Từ khi chuyển đổi hình thức nuôi mới, năng suất và chất lượng tôm nuôi tăng lên rõ rệt. Ðể nuôi tôm đạt hiệu quả, cần gia cố bờ bao, tránh rò rỉ nước. Không lấy và xả nước thường xuyên như cách nuôi truyền thống, chỉ khi nào có mưa lớn hoặc nắng nóng làm mực nước trong đầm dao động mới xả bớt hay lấy nước vào, đảm bảo độ sâu mặt đầm luôn từ 0,5 m trở lên.

Ðịnh kỳ 2 tháng, ông Hiểu thả 2.000 con tôm giống. Trước khi thả, ông dùng men vi sinh để xử lý đáy và ổn định môi trường nước. Với 10 công đất nuôi tôm, hiện nay mỗi con nước ông thu nhập trung bình từ 4-5 triệu đồng, có khi lên đến gần 10 triệu đồng, cao gấp 2-3 lần so với cách nuôi truyền thống trước đây. Ông Tiêu Văn Hiểu chia sẻ: "Lúc trước nuôi tôm phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, lúc có lúc không, bấp bênh lắm. Bây giờ được vào tổ hợp tác, được tập huấn, rồi áp dụng kiến thức đã học vào nuôi tôm, tôi thấy hiệu quả hơn nhiều. Con tôm phát triển mạnh, đạt đầu con, thu nhập cũng cao hơn".

Theo cách nuôi này, nông dân không cần cho tôm ăn. Trong đầm nuôi nên trồng thêm các loại năn tượng, mắm, đước… Các loại thực vật này vừa giúp cải tạo môi trường nước, vừa là nơi trú ẩn và tạo nguồn thức ăn cho tôm, giúp tôm mau lớn, đạt đầu con.

"Từ ngày chuyển đổi mô hình nuôi tôm QCCT ít thay nước, bà con nông dân có học qua 4 lớp tập huấn của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, áp dụng thấy hiệu quả. Năng suất và chất lượng con tôm tăng lên hẳn. Nếu làm đúng quy trình kỹ thuật thì thể nào thu nhập cũng tăng gấp đôi, ba lần so với nuôi truyền thống", anh Dương Tấn Trung, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi tôm QCCT Khóm 10, Phường 6, TP Cà Mau, phấn khởi.

Trước tình trạng nguồn nước ngày càng ô nhiễm, nuôi tôm theo cách truyền thống ngày một bấp bênh, việc tìm hướng đi mới, giúp nông dân sản xuất hiệu quả trên cơ sở phát huy được lợi thế sẵn có ở địa phương là rất cần thiết. Mô hình nuôi tôm QCCT ít thay nước hiện nay là một lựa chọn thích hợp.

Cà Mau Online
Đăng ngày 06/01/2017
Khả Ái
Kỹ thuật

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 18:07 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 18:07 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 18:07 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 18:07 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 18:07 25/04/2024