Cà Mau: Vùng nuôi tôm sinh thái đang bị đe doạ

Một trong 6 kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, trong đó có việc phát triển ngành hàng tôm sinh thái. huyện ngọc hiển là một trong những địa phương được chủ trương phát triển ngành hàng này với quy mô lớn.

ao tôm
Ao tôm công nghiệp của ông Tạ Phú Muội, ấp Kênh Ráng, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển

Tuy nhiên, việc phát triển nuôi tôm công nghiệp tự phát thời gian gần đây trong điều kiện tôm sinh thái vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc đã ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến tôm sinh thái. Thậm chí, ở những vùng quy hoạch hoàn toàn chỉ được nuôi tôm sinh thái, người dân cũng bắt đầu chuyển sang nuôi công nghiệp, trong đó có xã Viên An Ðông.

Nguy cơ phá vỡ quy hoạch

Xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển là địa bàn được quy hoạch hoàn toàn chỉ phát triển mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm sinh thái. Tuy nhiên, mấy năm qua đã phát sinh hộ nuôi tôm công nghiệp ngay trong vùng nuôi tôm sinh thái trên địa bàn 2 ấp Kinh Ranh và Kinh Ráng. Ðiều này gây nhiều bức xúc cho các hộ dân xung quanh dẫn đến việc 40 hộ dân thuộc 2 ấp trên đã gởi đơn kiến nghị đến chính quyền địa phương và các ngành chức năng để phản đối việc hộ ông Tạ Phú Muội, ấp Kinh Ranh và ông Lê A Til, ấp Kinh Ráng, tự ý nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức công nghiệp với quy mô lớn ngay trong vùng quy hoạch tôm sinh thái và quảng canh cải tiến.

Sự việc đã được chính quyền địa phương, Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển làm việc với các hộ nuôi tôm công nghiệp trên, lập biên bản và xử phạt hành chính. Tuy nhiên, mặc dù đã cam kết không tiếp tục vi phạm nhưng cho đến nay những hộ này vẫn nuôi, gây bức xúc cho các hộ lân cận dẫn đến việc họ gởi đơn khiếu nại khắp nơi.

Ông Quách Anh Tuấn, Trưởng ấp Kinh Ranh, cho biết: “Khi có chủ trương cấm tuyệt đối không được nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã thì người dân rất đồng tình và chấp hành tốt. Nhiều năm nay, người dân nơi đây nuôi tôm theo hình thức rừng - tôm sinh thái đã được chứng nhận và phát triển tốt. Tuy nhiên, từ năm 2013, hộ ông Lê A Til nuôi tôm công nghiệp rồi sau đó đến hộ ông Tạ Phú Muội. Việc này có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, vì khi tôm công nghiệp xảy ra dịch bệnh và họ thải nước ra ngoài. Khi gặp thuỷ triều lên xuống sẽ phát tán ra xung quanh, dân không biết lấy nước vào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng”.

Theo báo cáo xác minh làm rõ đơn yêu cầu của các hộ dân trên của Chi cục Thuỷ sản thì ông Lê A Til thừa nhận đã nuôi tôm công nghiệp từ năm 2013. Thế nhưng, do chính quyền địa phương chưa có ý kiến nên đến năm 2016 ông đã chuyển từ nuôi ao đất sang nuôi ao lót bạt hoàn toàn.

Và cũng trong báo cáo, ông Lê A Til mặc dù đã thừa nhận việc nuôi tôm công nghiệp là không đúng với quy hoạch của địa phương nhưng vẫn khẳng định sẽ tiếp tục nuôi, dù đã ký cam kết là không vi phạm. Cũng tại buổi làm việc với ngành chức năng, ông Tạ Phú Muội trình bày, nếu ngành chức năng không cho nuôi tôm công nghiệp thì không nuôi và đã ký cam kết. Tuy nhiên, ông lại mong muốn ngành chức năng cho phép nuôi 1 vụ trong năm và hiện tại ông vẫn đang tiếp tục cải tạo ao đầm để thả nuôi tôm công nghiệp.

Cần xử lý triệt để

Trong khi ngành chức năng chưa xử lý triệt để những trường hợp vi phạm trên, người dân có cơ sở để lo lắng và bức xúc. Ông Lê Văn Chính, đại diện các hộ dân đứng đơn yêu cầu, nói: “Ða số các hộ dân trên ấp Kinh Ranh, Kinh Ráng, xã Viên An Ðông đều không thống nhất với việc nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã do sợ bị ảnh hưởng của nước thải, ảnh hưởng môi trường nuôi và quan trọng nhất là khả năng ảnh hưởng đến việc chứng nhận nuôi tôm sinh thái trên địa bàn xã".

Huyện Ngọc Hiển là địa phương có diện tích tôm sinh thái lớn nhất của tỉnh đã được chứng nhận với hơn 8.000 ha. Tuy nhiên, nếu tình trạng người dân tự phát nuôi tôm công nghiệp trong vùng quy hoạch nuôi tôm sinh thái không được ngăn chặn kịp thời, hiệu quả và có hình thức xử lý đủ tính răn đe thì nguy cơ vùng tôm sinh thái bị đe doạ và vỡ quy hoạch là có thể xảy ra trong tương lai gần.

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển Trương Minh Hoàng cho biết: “Việc người dân nuôi tôm công nghiệp tự phát ngoài vùng quy hoạch thực tế đã diễn ra. Năm 2013 chỉ có khoảng 3,8 ha tôm công nghiệp thì đến năm 2014 là 18 ha và đỉnh điểm là năm 2015 là hơn 76 ha. Toàn huyện hiện nay có hơn 218 ha nuôi tôm công nghiệp”.

Việc bùng phát nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đã ít nhiều ảnh hưởng đến những vùng quy hoạch nuôi tôm với các hình thức nuôi khác, trong đó có tôm sinh thái. Ông Hoàng cho biết thêm: “Toàn huyện hiện có hơn 8.000 ha nuôi tôm sinh thái được chứng nhận, định hướng đến năm 2020 sẽ có khoảng 1.600 ha nuôi tôm sinh thái được chứng nhận. Trong đó, xã Viên An Ðông và xã Ðất Mũi được quy hoạch chỉ nuôi tôm sinh thái. Do đó, chúng tôi đang tích cực phối hợp với các ngành chức năng xử lý triệt để tình trạng nuôi tôm công nghiệp trái phép xảy ra vừa qua. Ðồng thời qua đó ngăn chặn kịp thời tình trạng người dân tự phát nuôi tôm công nghiệp không đúng quy hoạch”.

Hiện địa bàn ấp Kinh Ranh, xã Viên An Ðông, người dân đã liên kết với các doanh nghiệp thuỷ sản triển khai mô hình nuôi tôm sinh thái và đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật, EU... Nếu như tình trạng người dân tự ý nuôi tôm công nghiệp trong vùng quy hoạch nuôi tôm sinh thái không được xử lý, ngăn chặn kịp thời thì nguy cơ mất đi vùng tôm sinh thái trên địa bàn huyện Ngọc Hiển là khó tránh khỏi. Và nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn thì việc con tôm sinh thái của huyện Ngọc Hiển bị rút giấy chứng nhận hoàn toàn có thể xảy ra./.

Báo Cà Mau, 01/12/2016
Đăng ngày 02/12/2016
Bài và ảnh : Đặng Duẩn
Nuôi trồng

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:03 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:03 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 17:03 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:03 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:03 19/04/2024