Cá bớp ở biển Kê Gà lại chết đồng loạt

Chiều nay 1.7, Phó Chủ tịch UBND H.Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) Đỗ Văn Hoàng cho biết, lại xuất hiện tình trạng cá lồng bè ở biển Kê Gà chết đồng loạt.

cá bớp chết
Hơn 10 tấn cá bớp chết đột ngột hôm 22.6 chưa tìm được nguyên nhân thì nay một lồng bè cá bớp khác gần đó lại chết ẢNH: QUẾ HÀ

Theo ông Đỗ Văn Hoàng, hiện nay huyện đã báo cho các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận đến lấy mẫu ở lồng bè có cá chết.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn H.Hàm Thuận Nam cho biết chủ bè cá bị các chết hàng loạt là ông Lâm Hòa Minh (trú thôn Kê Gà, X.Tân Thuận, H.Hàm Thuận Nam).

Theo Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, lồng cá bè của ông Lâm Hòa Minh có khoảng 800 con cá bị chết (tính đến chiều 1.7). Cá chết là loại mới nuôi chừng 3 tháng (trọng lượng khoảng 1 kg/con). Đặc biệt, lồng cá này chỉ cách vị trí hai lồng bè xảy ra tình trạng cá chết lần trước chừng 500 m.

Về việc có hay không nguyên nhân cá chết hàng loạt ở khu vực này là do nước thải từ hoạt động của các lò hấp cá cơm, ông Hoàng nói, các lò hấp cá cơm đã bị đoàn công tác của tỉnh (Sở TNMT và Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - PC49) đình chỉ hoạt động. Lò hấp cá cơm có hoạt động xả thải ra biển đã bị PC49 yêu cầu dỡ bỏ.

Còn theo ông Lê Văn Tiến, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường Bình Thuận, cá chết ở bè này xuất hiện từ chiều qua (30.6). Ngay khi có thông tin, Chi cục phối hợp với PC49 và Phòng TNMT huyện đến bè cá này lấy các mẫu phân tích.

“Nguyên nhân cá chết  đột ngột lần trước ở Kê Gà đã có một vài mẫu phân tích có kết quả. Còn một số mẫu đem phân tích nhưng chưa có kết quả. Lần này sẽ đi phân tích tiếp để có báo cáo tổng thể cho tỉnh”, ông Tiến nói.

Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản Bình Thuận, các hộ nuôi cá lồng bè ở Kê Gà là tự phát, không nằm trong quy hoạch.

Báo Thanh Niên, 01/07/2016
Đăng ngày 02/07/2016
Quế Hà
Dịch bệnh

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:09 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:09 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:09 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:09 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:09 25/04/2024