Cá đuối gai độc nước ngọt nhai thức ăn như một con dê

Nghiên cứu mới của đại học Toronto đã phát hiện ra một số cá đuối gai độc nước ngọt từ Amazon có cách nhai thức ăn như động vật có vú.

cá đuối gai độc
Con cá có hình thù kỳ lạ đến từ Amazon này đã phát triển tập tính nhai khác với động vật có vú, nhưng nó lại nhai thức ăn giống như một con dê. Ảnh: Đại học Toronto.

Sử dụng máy quay video tốc độ cao kết hợp quét CT, Matthew Kolmann, tiến sĩ vừa tốt nghiệp tại phòng thí nghiệm Nathan Lovejoy của đại học Toronto Scarborough, phát hiện khi cá đuối gai độc nước ngọt (Potamotrygon motoro) ăn hàm của nó nhô ra khỏi sọ, cắn từ bên này sang bên kia.

p.m
P. motoro nhai chuyển thức ăn từ bên này sang bên kia (ảnh cắt từ video earthtouchnews.com)

"Điều đó khá bất thường khi bạn nghĩ về nó – con cá có hình thù kỳ lạ đến từ Amazon này đã phát triển những tập tính khác biệt động vật có vú, nhưng nó lại nhai thức ăn giống như một con bò hoặc một con dê", ông nói.

Kolmann đã đưa ra câu hỏi rằng P. motoro và họ hàng gần của nó, Potamotrygon orbignyi, ăn mồi như thế nào sau khi phát hiện 2 loài cá này ăn côn trùng thuỷ sinh duy nhất trong họ bao gồm cả cá mập, cá đuối Skate và những cá đuối khác.

Cá đuối gai độc nước ngọt có những cái vây bao bọc quanh đầu gọi là “đĩa”. Chúng bắt mồi bằng cách nâng phần trước của cái “đĩa” lên, giữ nước và con mồi ở phần dưới, trông giống một cái giác hút chân không. Một khi cá đuối bắt được con mồi, chúng vồ lấy bằng cách nhanh chóng nhô hàm ra, cắn và xé nhỏ con mồi.

“Chúng không thực sự sử dụng miệng để bắt mồi, điều này cho thấy phần miệng có thể nhô ra đó có một chức năngkhác biệt, có thể là là điều khiển kiểu nhai mồi mới lạ này”, Kolmann nói.

Kolmann ghi chú: nhai được cho là chỉ có ở động vật có vú - bao gồm con người – và là một trong những cải tiến chủ yếu cho sự hoàn thiện trong hơn 65 triệu năm qua. Nhai cho phép động vật có vú làm ấm máu (tạo nội nhiệt) thông qua nhiệt chuyển hoá từ những con mồi cứng hoặc dai khi nhai, bằng ngược lại sẽ bị hao hụt rất nhiều.

"Cả động vật có vú và cá đuối gai độc - hai nhóm ít liên quan với nhau - đã phát triển cùng một giải pháp để xử lý các nguyên liệu sinh học, đó là cách phá vỡ con mồi dai cứng", ông nói.

Cá đuối gai độc nước ngọt nhai thức ăn và ăn côn trùng vì chúng có ít sự lựa chọn trong quá trình tiến hoá, Kolmann nói. Khi chúng xâm nhập Amazon từ 20-40 triệu năm trước đây, ấu trùng côn trùng thủy sinh không chỉ phong phú mà còn bổ dưỡng, và khi trở thành côn trùng thì khó bị phá vỡ nên nhai rất cần thiết cho tiêu hóa. Ăn côn trùng có thể đã giúp cá đuối tránh cạnh tranh với các loài cá khác khi chúng di cư từ nước mặn vào vùng nước ngọt Amazon vốn đông đúc. Ông cho biết thêm chỉ một vài nhóm động vật khác đã có thể làm điều đó thành công.

Cả hai loài cá đuối gai độc nước ngọt trong nghiên cứu này được tìm thấy trong các hồ và sông khắp Amazon, từ cửa sông gần bờ biển phía đông Brazil và trong tất cả các nhánh sông tới chân đồi Andes ở Peru. Trong khi thức ăn của P. motoro gồm cả các loài cá khác, giáp xác như cua, tôm cũng như côn trùng, P. orbignyi chỉ ăn côn trùng.

Nghiên cứu nhấn mạnh khía cạnh thú vị của sự sống đa dạng trong tự nhiên, nhưng như Kolmann cũng chỉ ra đa dạng sinh học chưa được khám phá trong Amazon còn rất nhiều và đang bị đe dọa do hoạt động của con người.

"Khai thác mỏ và đắp đập đang đe dọa môi trường sống cá đuối ở Amazon. Quá trình này dời chỗ các dân tộc bản địa và phá hủy môi trường sống của động vật hoang dã," ông nói.

"Còn một loạt các động vật thú vị và kỳ lạ mà chúng tôi thậm chí còn chưa mô tả được và bằng nhiều cách, bảo tàng trở thành hộp thời gian cho đa dạng sinh học đang biến mất với tốc độ nhanh hơn chúng ta có thể nghiên cứu."

Cuộc nghiên cứu này, được tài trợ bởi Hội đồng Khoa học Tự nhiên và Nghiên cứu Kỹ thuật của Canada (NSERC) và Hội Elasmobranch Mỹ, sẽ được công bố trong tạp chí Kỷ yếu của Hội Hoàng Gia B (the journal Proceedings of Royal Society B).

Nguồn: Đại học Toronto/Sciencedaily.com, Earthtouchnews.com
Đăng ngày 24/10/2016
HDTH (dịch)
Khoa học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 23:02 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 23:02 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 23:02 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 23:02 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 23:02 19/04/2024