Cá tra lại dính bẫy thương lái Trung Quốc

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm đạt trên 117 triệu USD, tăng đến 66,7% so với cùng kỳ năm trước do Trung Quốc tăng mua.

cho cá tra ăn
Thương lái Trung Quốc lại khiến không ít người nuôi cá tra lao đao ẢNH: CHÍ NHÂN

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo cần hết sức thận trọng với thị trường này.

TS Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra VN (VINAPA), nhận xét từ đầu năm 2016 đến nay kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh trong bối cảnh ngành cá tra gặp nhiều khó khăn về đầu ra là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, làm ăn với Trung Quốc thì không phải là chuyện đơn giản, và thực tế nhiều người nuôi cá tra đang chết đứng với “bẫy” thương lái Trung Quốc vừa giăng ra.

Bán lỗ cũng không ai mua

Theo giới kinh doanh cá tra, Trung Quốc xuất hiện đúng lúc ngành này gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp (DN) tranh nhau tận dụng để đẩy hàng đi càng nhanh, càng nhiều, càng tốt. Do chủ yếu buôn bán theo đường tiểu ngạch nên chất lượng và giá cả rất bấp bênh. Hồi đầu năm giá cá đã được đẩy lên 22.000 - 23.000 đồng/kg, kích cỡ nào cũng mua. Các DN chế biến cá tra ở ĐBSCL cho biết thương lái Trung Quốc còn sang VN thuê các cơ sở chế biến nhỏ lẻ thu mua cá tra kích cỡ lớn, sơ chế mang về nước. Chính vì vậy, nhiều bà con tăng nuôi để bán cho Trung Quốc. Nhưng đúng như kịch bản với nhiều nông sản khác, đến thời điểm thu hoạch, họ ngưng mua, cá quá kích cỡ không thể chế biến cho các thị trường khác, nhiều bà con nông dân “chết đứng”.

“Tiêu hết rồi. Cá giờ quá lứa bán chẳng ai mua. Đã hơn 20 ngày nay rồi”, ông Nguyễn Hữu Nguyên ở H.Châu Phú (An Giang) mở đầu câu chuyện. Là một trong những người đầu tiên ở ĐBSCL gắn bó với con cá tra từ cái thời còn nuôi cá ba sa trên lồng bè, ông Nguyên cho biết cá đúng size (kích cỡ) xuất khẩu đi châu Âu, Mỹ chỉ từ 700 - 900 gr. Nhưng giờ cá đã lên đến 1,3 - 1,4 kg vẫn không tìm ra người mua. Số lượng cá tồn trong ao ước khoảng hơn 200 tấn. Cả tháng ở địa phương chỉ có 2 hộ bán được cá với mức giá rất thấp. Nếu so với giá thành sản xuất 20.000 - 21.000 đồng/kg, tính ra người nuôi lỗ ít nhất 2.000 - 3.000 đồng/kg. Nhưng bán được, cắt lỗ còn hơn không có người mua vì không bán được vẫn phải cho ăn nếu không sẽ hao hụt. Cá càng lớn tỷ lệ thức ăn càng cao nên càng để lâu càng lỗ nặng. Khoảng 2 tháng trước, thương lái họ còn mua cá size lớn từ 1,8 - 2 kg để chế biến xuất sang Trung Quốc. Nay người ta không ai mua nữa thì mình biết là Trung Quốc “nghỉ ăn”.
Mới đây, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) đã phải lên tiếng cầu cứu về tình trạng này với Chính phủ và các bộ ngành. Theo VASEP, nhiều DN Trung Quốc đặt hàng thu mua cá tra với size cỡ lớn nên đã dẫn đến tình trạng tăng nguồn cung cá tra cỡ lớn tại ĐBSCL. Điều này đã tác động tiêu cực đến giá cả và chất lượng cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong thời gian gần đây. Còn báo cáo của Bộ NN-PTNT thừa nhận cá tra quá lứa nằm trong ao không có người mua do thị trường Trung Quốc giảm mua, chỉ bán được ở mức giá 16.000 - 17.000 đồng/kg khiến người nuôi lỗ nặng.

Đừng chạy theo phong trào nữa !

Ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, nói: “Làm ăn với Trung Quốc chủ yếu thương mại tiểu ngạch nên rủi ro là không tránh khỏi. Về mặt khách quan, Trung Quốc là một thị trường dễ tính với nhiều nhu cầu khác nhau. Đây là cơ hội tốt nhưng cảnh giác là không bao giờ thừa. Khi Trung Quốc bắt đầu tăng mua đã có nhiều người lên tiếng cảnh báo nhưng một lần nữa chúng ta lại không tránh được thất bại”.

Theo TS Võ Hùng Dũng, trước đây những sản phẩm quá kích cỡ, không xuất đi các thị trường khác được thì Trung Quốc mua. Nay họ giảm mua thì chúng ta không bán được hàng cho ai. “Tình hình chung của DN và nông dân VN là cứ thấy có người mua là ồ ạt sản xuất để bán mà không am hiểu thị trường. Để tránh những tình trạng này bà con nông dân đừng chạy theo phong trào nữa, hãy nuôi khi có hợp đồng với DN. Còn thị trường Trung Quốc thì lúc nào cũng rủi ro”, ông Dũng khuyến cáo.
“Có thị trường xuất khẩu là điều đáng mừng. Nhưng nếu chúng ta cứ hy vọng vào sự tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là theo đường tiểu ngạch, thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự làm giảm thêm uy tín của con cá tra VN, khiến thị trường cá tra VN càng thêm rối loạn chất lượng và càng khó xuất khẩu đi các thị trường truyền thống”, một DN, đề nghị không nêu tên, bức xúc.

Đầu ra khó khăn, sản lượng vẫn tăng

Theo Bộ NN-PTNT, diện tích cá tra 7 tháng đầu năm của các tỉnh ĐBSCL ước đạt 4.237 ha, giảm 2%; sản lượng thu hoạch ước đạt trên 657.000 tấn, tăng 8% với cùng kỳ năm trước. Sản xuất cá tra vẫn chưa thoát khỏi các khó khăn như: thời tiết bất lợi, giá cả đầu vào và đầu ra không ổn định, chất lượng con giống không đảm bảo, thị trường xuất khẩu giảm. Giá cá tra nguyên liệu thời điểm giữa tháng 7 giảm từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

Trước tình trạng nêu trên, người nông dân nên cẩn trọng trước các thông tin không rõ ràng từ thị trường Trung Quốc. Về mặt vĩ mô, ngành cá tra đã gặp khó khăn nhiều năm liên tiếp chưa thể phục hồi. Nếu chúng ta cứ để thương lái Trung Quốc chi phối như hiện nay thì sẽ làm nảy sinh hàng loạt vấn đề chất lượng, giá cả làm ngành này khó có cơ hội phục hồi.

Thanh Niên, 23/08/2016
Đăng ngày 23/08/2016
Chí Nhân
Nuôi trồng

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 17:59 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 17:59 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 17:59 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 17:59 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 17:59 28/03/2024