Cá tra lại gặp khó ở EU?

Một hệ thống bán lẻ lớn ở EU đã ngưng bán cá tra Việt Nam kể từ tháng 2/2017. Điều này có ảnh hưởng gì tới XK cá tra sang khu vực này.

Nuôi cá tra
Nuôi cá tra ở Tiền Giang

Chưa ảnh hưởng nhiều


Theo VASEP, kể từ đầu tháng 2, một số chuỗi siêu thị ở các nước Ý, Bỉ, Tây Ban Nha và Pháp, đã ngưng bán cá tra.
Các chuỗi siêu thị này đều thuộc hệ thống bán lẻ của Tập đoàn Carefour, một trong những nhà bán lẻ hàng đầu ở EU.Nguyên nhân ngưng bán cá tra mà Carrefour đưa ra là đang tồn tại những nghi ngờ về các tiêu chuẩn môi trường của các trang trại nuôi cá tra.

Việc ngưng bán cá tra trong hệ thống của Carrefour có ảnh hưởng gì tới XK cá tra sang EU?Đang có những luồng thông tin trái chiều quanh sự kiện này. Một số DN cá tra cho hay đã có dấu hiệu giảm sút về XK cá tra sang EU. Nhưng ngược lại, một số DN khác lại khẳng định khách hàng của họ vẫn mua cá tra một cách bình thường.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, hiện Hiệp hội vẫn đang tìm hiểu, đáng giá về mức độ phản ứng của thị trường EU đối với cá tra sau sự việc Carrefour ngưng bán sản phẩm này, cũng như nguyên nhân thực sự đằng sau quyết định đó.
Carrefour là nhà bán lẻ hàng đầu ở EU nên quyết định của họ ít nhiều cũng sẽ có tác động tới thị trường. Tuy nhiên, Carrefour lại không phải là hệ thống lớn về tiêu thụ cá tra ở EU, nên việc họ ngưng bán cá tra chưa ảnh hưởng nhiều tới XK cá tra Việt Nam.

Mặt khác, sản lượng cá tra ở ĐBSCL hiện đang thiếu hụt so với nhu cầu chế biến, XK của các DN. Do đó, việc một hệ thống phân phối lớn ở EU ngưng bán cá tra chưa mấy tác động tới ngành hàng cá tra Việt Nam.

Về việc thiếu hụt cá tra nguyên liệu, trước đây, các DN vẫn chưa rõ là thiếu cục bộ (mang tính thời điểm) hay là thiếu hụt thực sự? Một số DN cho rằng thiếu hụt cá tra có nguyên nhân không nhỏ từ việc Trung Quốc tăng mạnh NK loại cá này để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong Tết Nguyên Đán.

Do đó, sau Tết, khi Trung Quốc giảm mua, giá cá tra ở ĐBSCL lại giảm. Thế nhưng trên thực tế từ sau Tết đến nay, giá cá tra nguyên liệu vẫn tăng. Điều đó chứng tỏ cá tra đang thiếu hụt thực sự. 

 Nhiều tổ chức, cá nhân bảo vệ cá tra

Trước quyết định của Carrefour, Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đã lên tiếng bênh vực cá tra. 

Cụ thể, trong một thông cáo báo chí phát hành hồi đầu tháng 2, ASC khẳng định khi nuôi cá tra theo tiêu chuẩn ASC, người mua và người tiêu dùng có thể tin tưởng về loại cá này.

Bởi trang trại cá tra được chứng nhận tiêu chuẩn ASC chỉ có thể được đặt tại các khu vực đã được phê duyệt cho nuôi trồng thủy sản, và được yêu cầu đo đều đặn các thông số nước khác nhau bao gồm nitơ, phốt pho, nồng độ oxy, để đảm bảo các thông số này vẫn nằm trong giới hạn thiết lập cho điều kiện phát triển tối ưu.

Các trình tự nghiêm ngặt cũng phải được thực hiện kèm theo đó để đảm bảo rằng nước thải không gây ô nhiễm hệ sinh thái. Các trang trại cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu để giảm thiểu dịch bệnh, không sử dụng thuốc kháng sinh (trừ khi thật sự cần thiết và chỉ có thể sử dụng thuốc kháng sinh dưới sự giám sát của bác sĩ thú y).

Cũng theo ASC, cá tra có thể được nuôi một cách hiệu quả mà không cần sử dụng nhiều đất, hạn chế sử dụng thức ăn, được sản xuất theo cách thân thiện môi trường và cộng đồng. Do đó, sản phẩm này có thể cạnh tranh trên thị trường cá thịt trắng. Trên cơ sở đó, ASC lấy làm tiếc khi một vài nhà bán lẻ EU đã quyết định ngừng bán cá tra.

Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) cũng đã lên tiếng khẳng định cá tra Việt Nam được nuôi một cách có trách nhiệm và tuân thủ các tiêu chuẩn ATTP khắt khe. GAA cho biết các nhà sản xuất cá tra được chứng nhận BAP phải trải qua các cuộc kiểm tra ATTP và xem xét mức độ liên quan tới môi trường nghiêm ngặt. Vì thế, những nhà sản xuất cá tra luôn chú trọng đến việc tuân thủ các yêu cầu này. Hiện nay, nghề nuôi cá tra ở Đông Nam Á không có khả năng tạo ra những tác động tiêu cực đối với môi trường.

Một số nhà khoa học ở châu Âu cũng đã lên tiếng bảo vệ cá tra. GS Simon Bush, nhà nghiên cứu về chính sách môi trường tại Đại học Wageningen (Hà Lan), cho rằng nói nuôi cá tra gây ảnh hưởng tới môi trường là một phát ngôn thiếu khoa học. Ông Emeritus Patrick Sorgeloos (Đại học Ghent, Bỉ), tiết lộ, nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan đã chỉ ra tác động của ngành cá tra tới môi trường sống Mekong là không đáng kể.

Vì vậy, nhiều nhà khoa học, nhà NK ở châu Âu đã nghi ngờ rằng cá tra lại đang trở thành nạn nhân của một chiến dịch bôi nhọ tại nhiều nước EU, do người ta lo ngại sự thâm nhập ngày càng nhiều cùa cá tra vào các hệ thống phân phối, bán lẻ sẽ khiến cho sức tiêu thụ của nhiều loại cá được khai thác ở EU bị giảm đi.

NNVN
Đăng ngày 02/03/2017
Thanh Sơn
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:43 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:43 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 12:43 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 12:43 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 12:43 25/04/2024