Cá tra thất thủ?

Không chỉ có Mỹ, châu Âu cũng đang mở chiến dịch bài trừ mạnh mẽ cá tra Việt Nam. Nếu mất thêm thị trường EU, xem như cá tra cũng khó “sống sót” tại thị trường Trung Quốc, dù nơi này sắp đứng số một nhập khẩu cá tra Việt Nam…

Cá tra thất thủ?
Thu hoạch cá tra của Việt Nam. Nguồn Internet

Đang có nhiều tín hiệu cho thấy, gần như chắc chắn luật nông trại (Farm Bill) sẽ được thi hành vào đầu tháng 9 tới đây. Rất khó để doanh nghiệp, người nuôi cá tra ở Việt Nam tìm ra được tính tương đồng với con cá da trơn (catfish) được nuôi cách nửa vòng trái đất ở Mỹ. Kiểu gì cũng phải có sự khác biệt, làm sao mà tương đồng hết 100% được, cho nên, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị trước.

Phía sau một vụ bán cổ phiếu

Giữa tuần trước, thông tin chủ tịch Vĩnh Hoàn bán một lúc 6 triệu cổ phiếu càng làm dấy lên lo ngại cá tra sắp hết cửa vào Mỹ vì luật Farm Bill. Cụ thể, trên thị trường chứng khoán, phiên 13/4/2017, mã chứng khoán VHC (Vĩnh Hoàn) xuất hiện lệnh thoả thuận 6 triệu cổ phiếu với mức giá 56.500 đồng, tương ứng tổng giá trị giao dịch 339 tỉ đồng. Vậy là, bà Khanh đã giảm lượng sở hữu cổ phiếu VHC từ 45,6 triệu cổ phiếu xuống còn 39,6 triệu cổ phiếu, tương đương gần 43% vốn điều lệ của VHC.

Giao dịch này cũng lập tức được giới thạo tin cá tra đồn đoán chủ tịch VHC đang chuẩn bị rút lui khỏi công ty vì nhiều lý do. Đã liên tục nhiều năm nay, Vĩnh Hoàn nắm vị trí dẫn đầu doanh số xuất khẩu cá tra và thị trường chính là Mỹ. Trong các kỳ xem xét hành chính thuế bán phá giá các năm gần đây, trong khi nhiều doanh nghiệp khác chịu mức thuế cao, thì Vĩnh Hoàn lại được hưởng thuế 0%, “nhờ vào kết quả thương lượng tốt”.

Vậy nên, cũng dễ hiểu, Vĩnh Hoàn coi thị trường Mỹ có tính sống còn như thế nào. Tuy nhiên, nếu Farm Bill được chính quyền Mỹ áp dụng vào tháng 9 tới đây, chắc chắn Vĩnh Hoàn là một trong những doanh nghiệp bị thiệt hại đầu tiên và nặng nhất trong ngành cá. Mất thị trường Mỹ, cuộc chơi lúc đó sẽ khác. Có thể Vĩnh Hoàn sẽ đánh mất mình vì thị trường Mỹ?

Chỉ cần nêu một dẫn chứng trên cũng đủ để thấy, thông tin về luật Farm Bill “nóng” như thế nào với con cá tra Việt Nam? Có thể, việc chủ tịch Vĩnh Hoàn bán cổ phiếu chỉ là việc để giải quyết chuyện cá nhân, nhưng trong thời điểm nhạy cảm có quá nhiều thông tin về Farm Bill không mấy tốt đẹp đang diễn ra thì đó vẫn là nguồn cơn của những sự bàn tán.

Ở một góc độ khác, ngay cả bản thân các nhà nhập khẩu Mỹ cũng nhận định chắc chắn Farm Bill sẽ thực thi, nên họ đang có động thái tích cực mua hàng vào để dự trữ. Một số hãng luật ở Mỹ đang hỗ trợ doanh nghiệp trong vụ kiện chống bán phá giá cá tra cũng nêu quan điểm: chính quyền Mỹ không có lý do gì để trì hoãn Farm Bill và họ khuyên Việt Nam nên kiện vụ Farm Bill ra WTO.

Trở lại vấn đề Farm Bill, trong một số nội dung mà bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã chuyển cho Việt Nam tham khảo, tất cả các khâu nuôi cá, vận chuyển, chế biến ở Việt Nam phải tương đồng với nuôi cá ở Mỹ.

Cá tra thất thủ

Chẳng hạn, người nuôi cá ở Mỹ khi thu hoạch thì vận chuyển cá bằng xe tải về nhà máy để chế biến. Nếu tương đồng, thay vì vận chuyển bằng ghe thì doanh nghiệp Việt Nam cũng phải sử dụng xe tải để chở cá. Chưa cần nói đến các thứ khác, chỉ cần một quy định này cũng có thể loại cá tra Việt Nam ra khỏi Mỹ, vì đặc điểm ao hầm ở Việt Nam trong vùng sâu, vùng xa, vùng sông nước thì không thể dùng xe tải chở cá được, mà bắt buộc phải dùng ghe.

Còn rất nhiều nội dung phi lý nữa. Chẳng hạn, trước đây, doanh nghiệp sử dụng bao bì, logo, nhãn mác của nhà nhập khẩu. Công đoạn đóng bao bì được thực hiện ngay tại nhà máy. Còn khi Farm Bill thực thi, doanh nghiệp phải dán nhãn theo quy định của Mỹ, hàng đến cảng phải xếp đúng quy định, các tấm phi le phải được sắp xếp thẳng hàng từ trên xuống dưới để USDA dễ kiểm tra. Hàng phải đưa vào kho hải quan để kiểm tra chất lượng, đóng dấu… trước khi đưa đi. Các khâu này vừa mất thời gian, tốn phí.

Nói chung là, doanh nghiệp, người nuôi cá tra có tài thánh mấy cũng không thể sửa cho tương đồng được. Bởi vậy nên, mới có nhiều ý kiến cực đoan cho rằng, chúng ta nên chuẩn bị tâm lý đi là vừa. Nguy cơ cá tra mất thị trường Mỹ vì luật Farm Bill là rất cao. Nhưng không chỉ có cá tra, hiện Mỹ đã áp dụng luật Farm Bill với con gà, con heo, nên các chuyên gia luật cũng dự báo, sau con cá tra sẽ là con tôm. Đến một lúc nào đó, con tôm Việt Nam cũng khó có đường vào Mỹ.

Mất thị trường Mỹ, ngành thuỷ sản Việt Nam, đặc biệt là con cá tra chẳng khác “người bị cụt một chân”. Lý do, tuy cá tra xuất vào Mỹ chỉ chiếm thị phần khoảng 20%, nhưng lâu nay, phân khúc cá tra ở Mỹ có chất lượng, giá bán hơn hẳn các thị trường khác, nên đã tạo dựng mặt bằng giá cũng như hình ảnh tốt đẹp cho miếng philê cá tra. Do đó, mất thị trường Mỹ không chỉ mất doanh số mà mất luôn một kênh “làm giá” và quảng bá hình ảnh, thương hiệu con cá tra.

Đến lượt châu Âu cũng thất thủ?

Thị trường Mỹ đã vậy, còn châu Âu, vốn đứng thứ 2 thị phần nhập khẩu cũng không khá hơn. Từ cuối năm ngoái, tại châu Âu, nhiều nước đã loại bỏ con cá tra khỏi quầy kệ hệ thống siêu thị nên doanh số xuất khẩu ba tháng đầu năm nay ở khu vực này đã giảm sút nghiêm trọng.

Nói tóm lại, cá tra Việt Nam chưa bao giờ được sống yên ổn ở thị trường này. Hết quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) bài xích, rồi lại đến các hiệp hội bán lẻ châu Âu, Anh quốc và các hiệp hội nuôi trồng thuỷ sản sử dụng các kênh truyền hình để bôi bẩn. Năm ngoái, doanh số xuất khẩu cá tra vào EU đã sụt giảm mạnh, chỉ còn đứng sau Trung Quốc và Mỹ (trước đó luôn đứng thứ 2). Tuy nhiên, ba tháng đầu năm nay, cá tra vào châu Âu chỉ còn duy trì được ở Đức, còn thị trường trọng điểm là Tây Ban Nha thì mất sạch.

Như vậy, con cá tra, cuối cùng chỉ còn lại Trung Quốc, đúng như cái cách mà nhiều doanh nghiệp đang “say máu” xuất khẩu ồ ạt vào thị trường này. Sau gần hết quý 1 năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 164 triệu USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ và các thị trường Mỹ, EU, ASEAN đều giảm, còn Trung Quốc và Hong Kong tăng 58%, chiếm 16,7% trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra.

Hiện tại, thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu “cả người bán, người mua” đều “say máu” chứ không riêng gì ai. Cả hai đều dành hết tâm trí, ưu tiên cho nhau. Đây thực sự là điều đáng lo ngại. Và ai cũng biết, “bẫy” ở thị trường Trung Quốc đang giăng ra để “đón lõng” con cá tra Việt Nam.

Chắc chắn một điều rằng, nếu cá tra Việt Nam gặp khó ở Mỹ và châu Âu, cho dù Trung Quốc vẫn có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn thì họ vẫn sẽ tìm cách chèn ép. Bởi cuộc chơi là do họ nắm giữ, nên không có lý do gì họ trả giá cao và hào sảng đến mức mua cả loại cá có chất lượng thấp như hiện tại.

TGTT
Đăng ngày 19/04/2017
Bảo Ngọc
Kinh tế

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:40 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:40 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:40 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:40 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:40 25/04/2024