Các phương pháp đánh dấu trong chọn lọc giống thủy sản

Trong công tác chọn giống thủy sản, việc sử dụng các chỉ thị để nhận dạng các cá thể hay các tổ chức cá thể nhằm phân biệt từng cá thể như môt dạng “chứng minh nhân dân”. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc tạo phả hệ của đàn cá cho chương trình chọn giống, quản lý cá bố mẹ, quản lý cá thả bổ sung nguồn lợi và sử dụng trong các thí nghiệm so sánh. Từ đó giúp công tác chọn giống thủy sản cũng như quản lý nguồn lợi thủy sản diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao.

đánh dấu cá

TS Nguyễn Văn Sáng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 cho biết, tiêu chí lựa chọn phương pháp đánh dấu là dễ áp dụng cho thủy sản có kích thước nhỏ, dấu không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá, không đắt tiền, ít tốn công lao động, dấu có thể đọc/tồn tại trong thời gian dài với tỷ lệ cao. Hiện nay, các nhà nghiên cứu, quản lý và lai tạo giống thủy sản thường sử dụng một số loại dấu phổ biến như sau:

1. Khắc dấu (Branding or cold branding): gồm có các dạng như khắc nhiệt lạnh - nóng, vẽ số, xăm.

2. Cắt vây (Fin clipping): Vây lưng, bụng, hậu môn hay vây ngực. Đặc điểm nhận dạng những cá thể này với cá thể khác là nhờ vây cá không mọc lại hay cá mất tia vây cứng.

3. Dấu từ có số (Decimal Coded Wire Tag): Sử dụng sợi kim loại có từ tính và khắc số, kích thước rất nhỏ, thích hợp cho cá cỡ nhỏ, chỉ phân biệt đến nhóm, không phân biệt đến từng cá thể, tỷ lệ mất dấu thấp.

4. Dấu có số (Visible Implant Alpha Tags): Dấu có số, đánh dấu dưới da nhưng vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, áp dụng cho cá có phần sụn ở đầu.

5. Dấu phẩm màu huỳnh quang (Elastomer): Phẩm màu được tiêm vào dưới da hoặc vào cơ, rất thích hợp cho đánh dấu giáp xác như: tôm, cua…

6. Dấu đeo (Floy tags): Phương pháp đánh dấu này rẻ tiền, không thích hợp đánh dấu cá nhỏ, tỉ lệ mất dấu cao.

7. Dấu từ (Pit Tag): Đây là một dạng chip điện tử dấu được đánh vào cơ hoặc vào xoang bụng, mỗi chip có 1 số riêng, rất thích hợp cho đánh dấu cá, có thể đánh dấu cho các kích cỡ, tỉ lệ tồn dấu rất cao, đắt tiền, hiện được dùng phổ biến trong các chương trình chọn giống,

8. Vòng đeo: Đeo ở cuốn mắt như tôm, sử dụng như công cụ đánh dấu hỗ trợ.

9. Sóng vô tuyến: Phương pháp đánh dấu này dùng thể theo dõi di cư của cá. Phương pháp này có thể ứng dụng trong công tác quản lý, tái tạo nguồn lợi.

10. Đánh dấu DNA: Phương pháp đánh dấu này cần đầu tư ban đầu lớn nhưng không tốn kém đầu tư hàng năm nên giúp giảm vốn lưu động. Ngoài ra phương pháp này giảm thao tác gây stress cho cá.

Theo Theo TS Nguyễn Văn Sáng, tùy theo nhu cầu sử dụng trong công tác chọn giống hay quản lý nguồn lợi thủy sản mà có thể sử dụng các phương pháp đánh dấu khác nhau. Chẳng hạn, đối với cá bố mẹ quý cần phân biệt đến từng cá thể thì có thể dùng cách đánh dấu PIT tag, Floy tag, Visible Implant Alpha tag, đánh số. Đối với cá hậu bị chỉ cần phân biệt đến nhóm có thể sử dụng các phương pháp đánh dấu như: Floy tag, Decimal Coded Wire Tag, dấu huỳnh quang. Còn đối với cá cho sinh sản cần truy xuất nguồn gốc như cá tra chọn lọc di truyền có thể áp dụng phương pháp ghi số bằng cách khắc dấu trên đầu.

Tiền Giang, 13/12/2015
Đăng ngày 15/12/2015
Thành Công
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 10:09 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 10:09 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 10:09 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:09 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:09 20/04/2024