Cách người Nhật tránh nhiễm độc khi ăn cá sống

Người dân xứ sở hoa anh đào thường sử dụng wasabia (dùng để chế biến mù tạt) khi ăn kèm cá sống để khử các độc chất, vi khuẩn...

chống độc
Tinh chất wasabia giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, chủ động chống độc, bảo vệ gan, hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý gan

Ký sinh trùng, vi khuẩn, các chất độc hại hay kim loại nặng từ cá có thể gây ngộ độc cấp hoặc tích trữ lâu dài trong cơ thể. Chúng tạo gánh nặng liên tục cho gan, khiến bộ phận này hư hại nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguy cơ nhiễm độc do ăn cá

Cá có chứa nhiều axit béo không no (Omega 3), chất đạm, vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, iốt… rất tốt cho sức khỏe tim mạch, xương khớp, não bộ… Cơ quan Thực phẩm Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, mỗi người nên ăn 227-340 gram cá các loại (chia thành 2-3 bữa một tuần) trong tuần, sẽ có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, cá cũng dễ trở thành con dao hai lưỡi khi ăn không đúng cách hay ăn phải loại nhiễm, chứa độc chất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, ăn cá sống hoặc chế biến chưa chín kỹ sẽ có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Các loại cá cũng có thể chứa nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, khi ăn sống chúng sẽ theo vào cơ thể gây ngộ độc.

Ngoài ra, cá cũng có thể bị nhiễm độc do môi trường nước ô nhiễm hoặc bị tẩm, ướp bởi chất bảo quản, hóa học giúp làm tươi hay giữ cá lâu hư vượt quá quy định. Nguy cơ nhiễm hay chứa loại kim loại nặng như chì, crom, thủy ngân… ở loài thực phẩm này cũng rất cao. Thống kê của Viện Nghiên cứu Đa dạng Sinh học (Mỹ) cho thấy, đến 84% lượng cá trên thế giới chứa một lượng thủy ngân gây hại cho sức khỏe con người.

Đặc biệt, những loài cá lớn, sống ở tầng biển sâu như cá thu, ngừ, mập, kiếm… luôn có hàm lượng thủy ngân và kim loại nặng khác cao hơn các loài bé.

Bên cạnh việc có thể gây ngộ độc cấp như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói…, các loại vi khuẩn, ký sinh trùng hay kim loại nặng từ cá xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều hậu quả lâu dài cho sức khỏe, đặc biệt tại gan.

Theo đó, độc chất một mặt sẽ trực tiếp kích hoạt Kupffer - loại tế bào miễn dịch nằm ở xoang gan, hoạt động quá mức. Chúng khiến tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan.

Mặt khác, độc chất còn khiến gan phải làm việc liên tục khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt quá mức tế bào Kupffer. Nó một lần nữa gây tổn thương tế bào gan nghiêm trọng hơn, khiến bộ phận này càng suy yếu và hư hại nhanh. Khi vai trò khử độc cùng nhiều vai trò quan trọng khác của gan suy yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho toàn cơ thể.

Bí quyết ăn cá sống của người Nhật

Nổi tiếng là quốc gia ưa chuộng các món ăn từ cá, ước tính Nhật Bản tiêu thụ gần 10% sản lượng cá thế giới. Trung bình, mỗi người dân Nhật ăn cá nhiều gấp 5 lần so với nước khác.

Đặc biệt, sushi và shamisi (gỏi cá sống) là hai món ăn truyền thống của người Nhật, thường sử dụng nguyên liệu cá ngừ đại dương, một trong những loại chứa hàm lượng kim loại nặng như thủy ngân thuộc hàng cao nhất.

Để hạn chế chất độc trong cá biển, người dân Nhật Bản có thói quen sử dụng wasabia (chế biến mù tạt) khi ăn sushi, sashimi cũng như nhiều món cá sống khác. Đây là một loại dược liệu có tính khử độc cao.

Hoạt chất Isothiocyanates có trong wasabia giúp hoạt hóa yếu tố phiên mã Nrf2, từ đó gia tăng tổng hợp các phân tử protein thúc đẩy quá trình giải độc trong gan.

Đồng thời, wasabia tăng cường khả năng kháng khuẩn và chống nhiễm độc từ bên ngoài, ức chế, làm giảm tích tụ các vi khuẩn, kim loại nặng. Điều này giúp tế bào Kupffer không bị kích hoạt quá mức, từ đó chủ động chống độc, bảo vệ và tái tạo các tế bào gan bị hư hại. Nghiên cứu cũng cho thấy, sử dụng dược liệu giúp tăng Nrf2 lên trên 3 lần chỉ sau 6 giờ.

Ngoài ra, sashimi còn được ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, gừng và một số loại rau như tía tô, bạc hà và củ cải trắng thái chỉ hoặc tảo biển. Ngoài việc gia tăng huơng vị, chúng còn giúp diệt vi khuẩn có hại và các loại ký sinh trùng thường có trong hải sản tuơi sống.

Sashimi là "cắt thịt tươi sống ra để ăn". Nguồn gốc tên gọi theo nghĩa đen này có thể bắt nguồn từ phương pháp thu hoạch truyền thống. Cá có tiêu chuẩn sashimi được bắt bằng các dây câu riêng biệt. Ngay sau khi bắt được cá, người dân dùng đinh nhọn đâm xuyên óc làm chúng chết ngay lập tức, sau đó xếp vào đá xay. Quá trình này gọi là Ike jime. Vì cá chết quá nhanh nên thịt chỉ chứa một lượng rất nhỏ axit lactic. Do đó thịt cá ướp đá sẽ giữ tuơi được khoảng 10 ngày mà không bị ươn. Ngược lại nếu cá chết từ từ, chất lượng sẽ giảm sút.

Người dân Nhật Bản thường chọn loại hải sản được đánh bắt tại các vùng duyên hải, bởi cá ở đây ngon, đậm chất dinh dưỡng. Khi tiến hành công việc chế biến, để món ăn giữ được độ tinh khiết, vị ngon, các đầu bếp thường sử dụng dụng cụ làm bằng gỗ bởi chất chua trong gạo khi trộn cơm với dấm sẽ phản ứng nếu như dùng bằng chất liệu kim loại.

Vnexpress, 05/05/2016
Đăng ngày 06/05/2016
Mai Thương
Ẩm thực

Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
• 12:56 22/10/2021

Bạc Liêu: Phát hiện ổ dịch tại công ty thủy sản với 50 ca dương tính Covid-19

Tỉnh Bạc Liêu vừa ghi nhận 100 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có đến 50 ca qua xét nghiệm, sàng lọc trong cộng đồng liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (khóm 2, P.1, TX.Giá Rai).

công ty thủy sản
• 11:34 20/10/2021

Tài xế chở cá mắc COVID-19 lây nhiễm cho 30 công nhân khác

Một tài xế chở cá từ tỉnh Trà Vinh đến bãi cá Dương Lan ở An Giang giao cá thì phát hiện dương tính COVID-19. Sau đó, có thêm 30 trường hợp khác là công nhân khuân vác cá tại bãi này cũng bị nhiễm COVID-19.

Trung tâm y tế An Phú
• 16:46 06/08/2021

Vũng Tàu lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của thuyền viên tàu cá

Theo Ban Quản lý (BQL) cảng cá Tân Phước, xã phước Tỉnh (huyện Long Điền), tính từ ngày 30/6 đến 29/7, các lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các thuyền viên khi tàu cập cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh vàđều có kết quả âm tính.

Lấy mẫu covid
• 15:35 29/07/2021

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:06 17/04/2024

Cá chét - Loài cá đầy chất dinh dưỡng cho sức khỏe

Được mệnh danh là đệ nhất hải sản biển, cá chét sống ở vùng nước mặn và là một phần không thể thiếu trong ẩm thực cá biển. Cá chét là một loại hải sản hảo hạng, được biết đến với chất thịt ngon và là một trong những loại cá mang đầy giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.

Cá chét
• 10:22 11/04/2024

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 00:42 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 00:42 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 00:42 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 00:42 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 00:42 20/04/2024